会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo 1/4 là bao nhiêu】Chờ giải pháp căn cơ ứng phó sạt lở!

【kèo 1/4 là bao nhiêu】Chờ giải pháp căn cơ ứng phó sạt lở

时间:2025-01-11 03:36:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:784次

Báo Cà MauTình trạng sạt lở đất ven sông, cửa biển, khu dân cư và đặc biệt hơn là trên tuyến đê biển Tây mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Để hạn chế và đối phó với tình trạng này, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân, thời gian qua tỉnh đã dốc toàn lực với nhiều giải pháp đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tình trạng sạt lở đất ven sông, cửa biển, khu dân cư và đặc biệt hơn là trên tuyến đê biển Tây mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Để hạn chế và đối phó với tình trạng này, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản người dân, thời gian qua tỉnh đã dốc toàn lực với nhiều giải pháp đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa thể mang lại hiệu quả như mong đợi.

Theo thống kê, mỗi năm sạt lở khiến Cà Mau mất khoảng 900 ha đất, trong đó chiếm phần lớn là diện tích đất ven biển, các cửa sông. Con số thống kê này đang khiến nhiều ngành chức năng và người dân vô cùng lo ngại. Sau nhiều chuyến khảo sát tại những điểm sạt lở nghiêm trọng, Phó Trưởng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Trương Minh Hoàng băn khoăn, không thể để tình trạng này kéo dài. Trong những kỳ họp Quốc hội tới, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh sẽ kiến nghị Hội đồng khoa học của Quốc hội tìm giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Dồn sức từ cơ sở,…

Trong khi chờ đợi biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất từ cơ quan cấp cao hơn thì nhiều năm qua chính quyền cấp cơ sở đã dồn hết sức để hạn chế thiệt hại do sạt lở đất gây ra.

Một số điểm trên bãi Khai Long đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có điểm nóng về sạt lở. Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Mai Việt Triều cho biết, địa phương đã bằng mọi cách có thể để hạn chế tác động của sạt lở đất. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân dọc theo khu chợ (khu vực sạt lở) không để tài sản có giá trị, người già, trẻ em ngủ lại đêm. Ðồng thời, vận động những người có điều kiện di dời đến nơi ở an toàn.

Phải chịu sự tác động mạnh mẽ từ dòng chảy của sông Cửa Lớn và các con sông khác, huyện Năm Căn là một trong những địa phương nhiều năm qua xảy ra không ít vụ sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, chợ xã Hàng Vịnh là một trong những điểm có nguy cơ sạt lở cao. Do khu chợ mới chưa hình thành, chính quyền và người dân nơi đây đang “sống chung” với sạt lở. Xã thành lập Tổ phản ứng nhanh giúp bà con cảnh báo sạt lở và thiên tai. Anh Nguyễn Thành Công, một trong những thành viên của Tổ phản ứng nhanh, chia sẻ: “Các thành viên trong tổ ai cũng xác định rõ nhiệm vụ là không chỉ tuần tra cảnh báo sớm cho người dân về những khu vực có khả năng sạt lở mà còn là lực lượng chủ lực giúp người dân khi có sự cố sạt lở xảy ra”.

Không chỉ Hàng Vịnh, Tân Tiến, nhiều địa phương có điểm nóng sạt lở đã ra sức vận động người dân, doanh nghiệp xây dựng kè khu vực đất mình quản lý để hạn chế sạt lở. Những người có điều kiện thì đầu tư xây dựng kè bê-tông, gia đình khó khăn hơn thì sử dựng tràm, tre… hoặc trồng cây ven sông giữ đất,… Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý là một trong những doanh  nghiệp đã chủ động bỏ tiền xây dựng kè chống sạt lở. Ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc công ty, cho biết, công ty đã xây dựng được đoạn kè bê-tông kiên cố nên toàn bộ phần đất tỉnh giao cho công ty quản lý, đầu tư phát triển du lịch trên bãi Khai Long, xã Ðất Mũi những năm qua không xảy ra tình trạng sạt lở như các điểm khác.

… Đến các ngành cấp tỉnh

Những năm gần đây, tỉnh đã tận dụng toàn bộ các nguồn ngân sách có thể để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khắc phục sạt lở. Cụ thể, tuyến đê biển Tây đang phát huy hiệu quả khi hạn chế dần tình trạng sạt lở với những đoạn kè lý tâm tạo bãi. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh chỉ có thể thực hiện tại các điểm xung yếu với tổng chiều dài khoảng 20 km.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai cho biết, một trong những nỗ lực của tỉnh nhằm hạn chế tác hại của sạt lở đất là tập trung triển khai dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến đê biển Tây từ nay đến năm 2017, với tổng nguồn vốn khoảng 1.697 tỷ đồng. Khi công trình hoàn thành không chỉ góp phần phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, phục hồi rừng phòng hộ… mà khi đó tình trạng sạt lở trên đê cũng sẽ được khắc phục cơ bản, nguy cơ vỡ đê trong mùa mưa bão được ngăn chặn.

Ngoài nỗ lực hạn chế sạt lở bằng các loại kè, tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư xây dựng các khu tái định cư. Tuy trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng đã có 5 khu tái định cư được xây dựng hoàn thành và tiến hành bố trí người dân sống ở khu vực nguy hiểm vào nơi an toàn.

Ông Phùng Sơn Kiệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, thông tin: “Theo kế hoạch đầu tư trung hạn thì đến năm 2020 sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 14 khu tái định cư. Khi ấy sẽ cơ bản bố trí hết những hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, nguồn vốn cần khá lớn, khoảng 600 tỷ đồng, đây là khó khăn cần sự  hỗ trợ của Trung ương”.

Có thể thấy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực với nhiều giải pháp từ công tác tuyên truyền cho đến các biện pháp công trình chống sạt lở. Tuy nhiên, do tình trạng sạt lở đang diễn ra trên diện rộng và ngày một nghiêm trọng nên dù đã tận tâm, tận lực nhưng vẫn chưa thể khắc phục một cách hiệu quả nhất. Chính quyền địa phương và đặc biệt là hơn 3.000 hộ dân đang sinh sống trong khu vực nguy hiểm đang mong chờ giải pháp hiệu quả và căn cơ hơn từ các cơ quan cấp cao, nhất là những nhà khoa học, nhà chuyên môn./.

Vào khoảng 23 giờ 30 phút đêm 3/6, 1 vụ sạt lở đất xảy ra tại khu vực Phòng khám Đa khoa xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, làm 2 căn nhà và một phần khu vực phòng khám bị sụp xuống sông, ước thiệt hại trên 120 triệu đồng.

Theo nhận định của UBND xã Nguyễn Huân, địa điểm xảy ra sạt lở không nằm trong điểm nóng cảnh báo sạt lở nhiều năm qua, diễn biến quá nhanh, diện tích lở lớn.

Đại diện UBND xã đã đến động viên các gia đình bị thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả, giải quyết khó khăn tạm thời cho người dân. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Nguyễn Công Danh cho biết: “Trước mắt, xã chỉ đạo 2 hộ bị thiệt hại tháo dỡ nhà, di dời tài sản đến nơi an toàn. Những hộ có nhà bị nứt thì xã cho mượn đất tại Trường Tiểu học Vàm Đầm tạm cất nhà ở, những tài sản có giá trị thì chủ động di dời đến nơi an toàn”.

Diệu Lữ

Bài và ảnh: Song Nguyễn

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
  • Giá xăng dầu liên tục giảm, hàng hóa Tết bớt áp lực tăng giá
  • Khởi động chiến dịch giao thông
  • Giá rau xanh, thủy hải sản tăng 'chóng mặt' theo nắng nóng
  • Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
  • Huyện Phụng Hiệp: Hơn 2.300ha mía và vườn cây ăn trái bị ngập
  • Nông dân Quảng Bình điêu đứng vì lúa lép hạt
  • Hiệu quả mô hình chuyển đổi
推荐内容
  • Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
  • Một dòng lúa thơm và hai Anh hùng Lao động
  • Tháo dần rào cản việc tích tụ đất nông nghiệp
  • Quyết tâm nâng hạng PCI
  • Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
  • Cấm sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng