【cup c 3】Quyết tâm nâng hạng PCI
Nhận diện được những nguyên nhân gây sụt giảm chỉ số PCI,ếttmnnghạcup c 3 Hậu Giang quyết tâm chuyển biến thứ hạng trong năm 2018 từ việc tạo lập một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Còn nhiều khó khăn
Theo đánh giá kết quả về PCI qua các giai đoạn, Hậu Giang còn đối mặt rất nhiều khó khăn vướng mắc. Những chỉ số thành phần như chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động tăng nhưng thiếu tính bền vững. Nếu xét cả giai đoạn 10 năm (từ 2007-2017), hoặc giai đoạn 5 năm (từ 2013-2017) thì các chỉ số dường như đi thụt lùi. Báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho thấy, có 2 năm 2010 và 2012 tỉnh chiếm thứ hạng cao lần lượt là 8/63 và 11/63, lọt vào nhóm tốt trong cả nước.
Xu hướng tích cực của tỉnh là cải cách hành chính, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2017, PCI của Hậu Giang tăng 2,31 điểm so với năm 2016, tuy nhiên thứ hạng có sự sụt giảm từ 37/63 xuống 50/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại khu vực ĐBCSL, PCI của tỉnh chỉ cao hơn Cà Mau. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phân tích: Hàng năm, tỉnh đều có xây dựng kế hoạch về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và giao các sở, ngành thực hiện. Quá trình thực hiện cho thấy nhiều sở, ngành chưa hiểu hết nội hàm của các chỉ số cụ thể về PCI, do vậy kết quả chưa đạt như mong muốn. Theo chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), xu hướng tích cực của tỉnh là cải cách hành chính, chi phí phi chính thức đều giảm, chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp. Do vậy, các chỉ số này tăng so với năm 2016 nhưng phải nhìn nhận là các tỉnh khác cũng tăng. Nghĩa là “tỉnh mình đi nhưng tỉnh khác chạy”, cho nên dù có cố gắng chúng ta vẫn không đuổi kịp. Đây là thực trạng đáng buồn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Vì vậy, năm 2018, Hậu Giang quyết tâm chuyển biến thứ hạng PCI, tạo lập một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa nhận: Trong chỉ số về đào tạo lao động có đến 11 chỉ tiêu thực hiện. So về các chỉ tiêu thì 2 chỉ tiêu mạnh là chất lượng lao động tăng, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đào tạo lao động hầu như không có. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng kênh từ Trung tâm Dịch vụ việc làm chỉ đạt 20%. Có 1 chỉ tiêu mới là đào tạo cán bộ quản lý đang làm việc tại doanh nghiệp chúng tôi chưa biết hình thức thực hiện nên chưa có cơ sở tham mưu tốt. Sở đã gặp VCCI Cần Thơ để nhờ tư vấn hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, trong thời gian tới, Sở sẽ trực tiếp học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vĩnh Long nhằm tìm giải pháp thực hiện. Sở cũng rất mong có các chuyên gia từ VCCI tập huấn chuyên sâu về các chỉ số PCI cho từng sở, ngành cụ thể.
Nỗ lực cải thiện chỉ số
Các tỉnh, thành trong cả nước cũng quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư, đang tiếp tục có các giải pháp quyết liệt nhằm duy trì và nâng thứ hạng PCI nên việc cải thiện, nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng PCI là không hề đơn giản đối với tỉnh. Do đó, tỉnh đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa chất lượng điều hành của chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đạt mục tiêu là địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bền vững cho nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Trần Thanh Lâm, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, đề xuất: “Để cải thiện được các chỉ số như PCI cơ bản là cần làm tốt công tác quản lý nhà nước. Các chỉ số do doanh nghiệp đánh giá phải đặt trọng tâm vào các sở, ngành là chính. Đó là củng cố năng lực ở cấp phòng, cán bộ các sở, ngành. Song song đó, cần xem lại vấn đề phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương”.
Trong đó, giải pháp trọng tâm mà tỉnh hướng đến chính là tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết các công việc cho tổ chức, cá nhân. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Đặc biệt, các sở, ngành có chỉ tiêu giảm điểm có giải pháp cụ thể để nâng cao các chỉ số thành phần. Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: Để làm được các điều trên, giám đốc các sở, ngành phải tăng cường quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ, công chức về tầm quan trọng các chỉ số. Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu tiếp tục rút ngắn thủ tục, ban hành quy trình công việc cụ thể. Thời gian qua, chúng ta bị động trong việc công bố các quy hoạch chi tiết nên doanh nghiệp khó nắm bắt được thông tin, thậm chí khi có nhà đầu tư đến ta không chỉ được cho họ vị trí cụ thể. Do đó, cần công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thông tin các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án kêu gọi đầu tư…
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Anh níu giữ mẹ con tôi để có… gia đình
- ·Cục Thuế tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ở Đồng Xoài và Đồng Phú
- ·Giá trị nhân văn từ chiếc thẻ bảo hiểm y tế
- ·Giúp lao động nông thôn ly nông bất ly hương
- ·Tình phí...bố thí cho gã họ sở
- ·Khống chế dịch bệnh tôm ở ĐBSCL: Bất thành!
- ·Mỗi năm công tác được giảm tiền nhà bằng 0,69 lần lương tối thiểu
- ·Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh
- ·Đôi khi em nhớ một vòng tay…
- ·Khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- ·Hạnh Long
- ·Khu phố Phú Hòa lấy sức dân để lo cho dân
- ·Thông qua Kế hoạch dự thảo Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI
- ·Đường Đồng Xoài
- ·Cải thiện bệnh viêm loét dạ dày do stress!
- ·Ngân hàng Nhà nước mua lại GPBank giá 0 đồng
- ·Người tiêu dùng bức xúc với đợt tăng giá xăng mới
- ·Ban quản lý Khu kinh tế và vai trò thu hút đầu tư
- ·Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng
- ·Từ nay đến cuối năm, EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện