【du doan phat goc】Sản xuất, xuất khẩu giữa những ngày giãn cách xã hội
Hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu đưa đi thuê gia công được miễn thuế | |
4 nhóm hàng hóa thiết yếu được lưu thông trong những ngày giãn cách | |
Người dân TPHCM ra đường trong những ngày giãn cách có cần “giấy thông hành”?ảnxuấtxuấtkhẩugiữanhữngngàygiãncáchxãhộdu doan phat goc |
Việc lưu thông hàng hóa nhập khẩu tại cảng Cát Lái đang được gấp rút tháo gỡ. Ảnh: TTXVN |
Duy trì hoạt động trong khó khăn
3 nhóm giải pháp giải cứu hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái Trước thực trạng hàng hóa tồn đọng tại cảng do tình hình dịch bệnh, ngày 31/7, lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thông báo, tạm ngưng tiếp nhận hàng nhập của những doanh nghiệp, khách hàng đang ngừng sản xuất. Khuyến khích các chuyến tàu vào cảng chỉ nhận hàng xuất. Tạm ngưng tiếp nhận hàng lạnh trung chuyển rút ruột sang container đến hết ngày 16/8/2021. Đồng thời, cảng Cát Lái tạm ngưng tiếp nhận hàng chiếm dung lượng bãi lớn, như: hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án, hàng quá khổ, quá tải… từ ngày 5/8/2021 cho đến khi có thông báo mới. Ngày 2/8/2021, tại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái, trên cơ sở các ý kiến trao đổi về phương án giải quyết khó khăn, vướng mắc tại cảng Cát Lái, Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị tham dự họp thống nhất triển khai thực hiện 3 nhóm giải pháp chính như sau: Thứ nhất, nhóm giải pháp nhằm tăng năng lực giải phóng hàng ra khỏi cảng, giao Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TPHCM phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn rà soát và làm việc cụ thể với từng chủ hàng có hàng tồn tại cảng để thống nhất cùng chủ hàng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc sớm nhận hàng. Thứ hai, nhóm giải pháp tăng năng lực khai thác của bãi cảng, giao Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chủ động điều chỉnh chất xếp container giữa các khu vực bãi container hàng nhập, container hàng xuất, container rỗng cho phù hợp để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập; nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi; điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng; điều chỉnh thời gian tiếp nhận container hàng xuất phù hợp... Thứ ba, nhóm giải pháp giảm lượng hàng nhập về cảng, yêu cầu tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, cảng Tân Cảng Hiệp Phước về cảng Tân cảng Cát Lái (chủ hàng nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc cảng Tân cảng Hiệp Phước, các ICD, các cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nơi gần nhà máy, doanh nghiệp của mình), trừ các trường hợp đặc biệt, căn cứ năng lực tiếp nhận của cảng Tân cảng Cát Lái giao cho Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chủ động giải quyết; Làm việc với các chủ hàng, hãng tàu hạn chế số chuyến tàu hoặc giãn tiến độ nhập container hàng nhập về cảng đối với hàng nhập của các doanh nghiệp, nhà máy đang giảm quy mô và sản lượng sản xuất. Trên cơ sở khảo sát năng lực tiếp nhận của các cảng lân cận trong khu vực, Cục Hàng hải Việt Nam đã giao Cảng vụ Hàng hải TPHCM xây dựng phương án điều tiết tuyến tàu cập cảng Cát Lái sang các cảng lân cận nêu trên trong trường hợp cảng Cát Lái phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu. |
Trong những ngày giãn cách, để duy trì hoạt động sản xuất, các DN đều phải đáp ứng các yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”. Mặc dù DN đều đồng tình thực hiện, nhưng trong quá trình thực hiện đã phát sinh không ít khó khăn.
Theo phản ánh của các DN, nhà máy vốn chỉ là nơi sản xuất, nên việc sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" khá tốn kém và nhiều khó khăn trong vận hành. DN phải xét nghiệm Covid-19 định kỳ cho công nhân, sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho công nhân... tốn hàng tiền tỷ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của DN đó là giữ chân công nhân và nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh. Bởi trên thực tế, có những DN bố trí được "3 tại chỗ" nhưng nhiều công nhân tỏ ra nghi ngại, lo lắng con nhỏ, gia đình, không muốn vào làm tập trung, nên chỉ thu hút được 30-40%; có những DN thực hiện "3 tại chỗ", bố trí được công nhân thì lại gặp khó về nguyên liệu sản xuất.
Do việc hạn chế đi lại, hay việc quy định khác nhau về giấy “thông hành” của mỗi địa phương đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa, đã có lúc làm tắc nguồn nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Có những trường hợp nỗ lực giữ được công nhân ở lại sản xuất, chủ động được nguồn nguyên liệu, nhưng do tình hình dịch bệnh phức tạp, địa phương lại yêu cầu tạm ngừng sản xuất...
Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi miền Tây tôm nguyên liệu vào vụ, DN không mua được thì các doanh nghiệp tại các tỉnh ven biển như Bình Định, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu lại giảm từ 20-70% công suất do thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân là các địa phương đều giãn cách áp dụng biện pháp quản lý chặt hoặc một số cảng cá bị phong tỏa cho có các ca dương tính Covid-19.
Ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC) cho biết, hiện nay Sóc Trăng và một số tỉnh miền Tây đang vào cao điểm thu hoạch tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, một số vùng nuôi thuộc vùng dịch không thể thực hiện việc thu hoạch, DN cũng không thể thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dẫn đến tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu cục bộ. Tình trạng này không chỉ DN sản xuất bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng đến lớn đến người nuôi thủy sản và các chuỗi khác.
Ông Nguyễn Hữu Quang, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH Hansoll Vina (KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương) cho biết, công ty với hơn 4.000 lao động nhưng hiện tại chỉ sắp xếp được 100 lao động làm việc theo phương án “3 tại chỗ”. Theo đó, để duy trì sản xuất, hiện công ty chỉ thực hiện các đơn hàng có sẵn và xuất hàng thành phẩm cho đối tác chứ không nhập hàng sản xuất đơn mới. Mặc dù các đơn hàng nhập nguyên vật liệu đã về cảng nhưng phải chấp nhận lưu kho do không có nhân lực sản xuất. Công ty đã thực hiện đàm phán lại với đối tác để gia hạn thời gian giao hàng. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài, sản xuất bị gián đoạn thì nguy cơ mất thị phần là rất lớn.
Bên cạnh đó, quy định "3 tại chỗ" hiện nay cũng khiến nhiều nhà máy phải giảm công suất vì không đáp ứng được, DN đáp ứng được thì thiếu công nhân cũng tạo nên nghịch lý trong sản xuất. Ngoài ra, do thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, nhiều nhà máy bao bì, dịch vụ, nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành thủy sản cũng bị đóng cửa. Các DN thủy sản phải xoay xở tiếp tục đôn đáo tìm các nhà cung cấp thay thế, tuy nhiên hầu hết đều phải đàm phán kéo dài thời gian giao hàng do chậm một số khâu sản xuất.
Khó khăn là vậy, nhưng nhiều DN quyết định khắc phục khó khăn để vượt qua, duy trì sản xuất vì nếu nhà máy đóng cửa thì chuỗi sản xuất, cung ứng sẽ bị đứt gãy, công nhân mất việc, không có thu nhập sẽ để lại nhiều hệ lụy. DN cho rằng, việc duy trì sản xuất trong điều kiện hiện nay không phải vì lợi nhuận của DN, bởi thực tế chi phí đội lên rất nhiều, nhưng vẫn chọn phương án này để giữ chân lao động và họ vẫn có thu nhập trong mùa dịch, đồng thời duy trì chuỗi cung ứng sản xuất để thực hiện hợp đồng cung ứng hàng hóa xuất khẩu, hạn chế bị phạt. Điều mong mỏi của các DN lúc này không phải là tăng trưởng bao nhiêu mà là tập trung chống dịch, mong muốn sớm được tiêm vắc xin để giữ an toàn sức khỏe cho lực lượng sản xuất trọng yếu...
Không để đứt gãy sản xuất
Trước những vướng mắc phát sinh của DN, nhất là vướng mắc về lưu thông, vận chuyển hàng hóa, các bộ, ngành liên tục ban hành các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo nhằm gỡ vướng cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa.
Mới đây nhất, chiều tối 29/7, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành Giao thông vận tải cấp vận chuyển hàng hoá phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước. Việc kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá khi ra, vào các địa điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hoá (cảng, bến, nhà ga, kho, bãi, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất...) đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, không gây ùn tắc giao thông.
Không chỉ gỡ vướng về lưu thông, nhiều vướng mắc phát sinh đối với hàng hóa XNK tại cảng cũng được các cơ quan quản lý chủ động tháo gỡ. Theo Cục Hải quan TPHCM, hiện nay, nhiều DN tạm dừng hoạt động sản xuất được do bị phong tỏa hoặc do không đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”, “2 địa điểm, 1 cung đường” theo quy định của UBND một số tỉnh, thành phố phía Nam... dẫn đến hàng hóa tồn đọng tăng tại một số cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn như cảng Cát Lái.
Theo Cục Hải quan TPHCM, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá trong tháng 7 (lũy kế tháng tính đến 12/7) đạt 12,916 tỷ USD, tăng 37,14 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 4,589 tỷ USD, tăng 5,54% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 8,327 tỷ USD, tăng 64,24%. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tại TPHCM trong tháng 7, nhập siêu khoảng 3,7 tỷ USD. Tổng kim ngạch XNK trong 7 tháng ước đạt 79,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,5 USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch nhập khẩu đạt 48,2 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020 đạt 30,67 tỷ USD. |
Để tháo gỡ khó khăn cho cảng Cát Lái trong giai đoạn hiện nay, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được vận chuyển hàng tồn đọng từ cảng Cát Lái về cảng Tân cảng Hiệp Phước để lưu giữ và chờ làm thủ tục để giảm tải cho cảng Cát Lái.
Đồng thời, Cục Hải quan TPHCM cũng kiến nghị cho phép Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được lưu giữ tạm thời hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng là cảng Cái Mép để chờ làm thủ tục vận chuyển độc lập về cảng đích là cảng Cát Lái mà không xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn làm thủ tục hải quan khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai; cho phép Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thuê các cảng thuộc địa bàn của TPHCM để lưu giữ hàng hóa nhằm giảm tải cho cảng Cát Lái trong thời gian dịch bệnh Covid -19 phức tạp tại khu vực phía Nam.
Trước vướng mắc của DN về kiểm dịch nguyên liệu nhập khẩu, ông Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục thú y vùng VI cho biết, ngày 27/7, Cục Thú y- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn 1259/TY-KD về việc áp dụng phương án tạm thời về kiểm dịch nhập khẩu do dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Cục Thú y đề nghị Chi cục Thú ý vùng VI áp dụng phương án tạm thời về công tác kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Cục đạt 8,94 tỷ USD tăng 3,6% so với tháng 6 trước đó và tăng tới gần 18% so với cùng kỳ 2020. Tháng 7, xuất khẩu đạt 4,49 tỷ USD, tăng 22% so với tháng 7/2020, trong khi nhập khẩu đạt 4,45 tỷ USD tăng hơn 14%. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu tại Hải quan Hải Phòng đạt gần 58 tỷ USD tăng 30,6% so với cùng kỳ 2020, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 13,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD tăng 32%; nhập khẩu đạt 30,4 tỷ USD tăng 29,3%. |
Trong đó, kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn, đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ cao thực hiện, cứ 5 lô lấy mẫu ngẫu nhiên của 1 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp, không lấy mẫu kiểm tra, chỉ kiểm tra hồ sơ; đối với những lô hàng không phải lấy mẫu thì chỉ thực hiện kiểm tra hồ sơ; kiểm dịch sản phẩm động vật thuỷ sản để gia công, chế biến xuất khẩu, chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực trạng lô hàng...
Sự nỗ lực vượt khó của DN, cùng với sự hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc của các cơ quan quản lý đều với mục tiêu duy nhất, đó là sớm vượt qua đại dịch Covid-19, trở lại trạng thái “bình thường mới”.
(责任编辑:La liga)
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo chuyên đề
- ·Giữ lửa cho “cà phê biệt động”
- ·Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông các tuyến đường thủy trong mùa mưa, bão
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Tăng cường công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022
- ·Đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông
- ·Xây dựng huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Tuyên dương các sứ giả hòa bình của Việt Nam
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác mặt trận năm 2020
- ·Khẩn trương truy vết, lập danh sách trường hợp về từ các vùng có dịch Covid
- ·Xã Hồ Thị Kỷ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Chuyện có thể bạn chưa biết vào ngày 30
- ·Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Cà Mau và doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- ·Tăng cường kiểm tra hoạt động, an toàn bến, bãi
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Trao tặng 15.000 bộ áo phao cứu sinh đa năng cho ngư dân nghèo