【kêt quả bóng đá hôm qua】Giữ lửa cho “cà phê biệt động”
Tìm lại những ngôi nhà từng là cơ sở của biệt động Sài Gòn
Sau nhiều năm tháng theo đuổi,ckêt quả bóng đá hôm qua tháng 4 năm nay, đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, anh Trần Vũ Bình “chuộc” thêm được 2 căn nhà trong nhiều căn nhà của ba mẹ anh dùng làm cơ sở cách mạng cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Trước đó, đã có 3 căn nhà ở số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và 1 căn nhà ở số 113AĐặng Dung, quận 1 từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 và chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975 đã được anh Trần Vũ Bình sắp xếp, mua lại. Khi có nhà - di tích lịch sử, anh Bình dày công tìm kiếm lại đồ đạc xưa của ngôi nhà và các hiện vật nguyên mẫu vì nhiều lý do đã lưu lạc khắp các gia đình thân quen, thậm chí là... ra đến chợ đồ cũ.
Chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Anh hùng Lực lượng vũ trang Phan Văn Hôn (mặc quân phục, đứng giữa); Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân (mặc áo trắng, đứng giữa) cùng gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai trước di tích lịch sử 113AĐặng Dung, quận 1
3 căn nhà ở số 287/68-70-72 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, là ngôi nhà có hầm chứa vũ khí bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968.
Còn căn nhà ở số 113AĐặng Dung, quận 1 là hòm thư bí mật - hầm nổi từ Mậu Thân năm 1968 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng năm 1975. Ngôi nhà này rất đặc biệt vì tồn tại ngay bên cạnh nhà trung tướng Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng và đối diện cao ốc Đại Hàn thời đó. Có lẽ chính vị trí đặc biệt nguy hiểm này mà quân địch không thể ngờ đó là cơ sở cách mạng. Vì vậy, sau năm 1968, hàng loạt cơ sở nội thành Sài Gòn của Biệt động Sài Gòn bị lộ, kể cả 3 căn nhà ở số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thì số nhà 113AĐặng Dung vẫn an toàn, tiếp tục hoạt động cho chiến thắng năm 1975.
Còn tầng 2 của một ngôi nhà khác ở trung tâm thành phố, trong chiến tranh được ông Trần Văn Lai vừa dùng làm trụ sở của nghiệp đoàn thầy thợ vừa làm cơ sở cách mạng. Hiện anh Trần Vũ Bình cũng đã sở hữu và gìn giữ được. Còn tháng 4 này, anh Trần Vũ Bình đang làm thủ tục để có thể mua lại 2 ngôi nhà khác ở quận Phú Nhuận mà cha anh từng giao cho những người làm cơ sở cách mạng thời kỳ trước năm 1975.
Anh Trần Vũ Bình kể: “Trước kia, khi ba mẹ tôi vừa làm cách mạng vừa mua nhà để phục vụ cách mạng, để xây dựng cơ sở cho Biệt động Sài Gòn. Nhà nào ba mẹ cũng giao luôn cho người của cơ sở sử dụng, sinh sống. Sau này, dù ba đã qua đời nhưng tôi vẫn cất công tìm mua lại nhà, mua lại đồ đạc từng thuộc về ngôi nhà đó, với mong muốn lưu giữ những gì thuộc về lịch sử đúng như nó đã từng có”.
để ngọn lửa lịch sử được lưu truyền
Trên thực tế, di tích lịch sử nếu chỉ gìn giữ nguyên trạng thì mới chỉ làm được một nửa vai trò của nó. Chính vì vậy, sau khi có được các ngôi nhà - di tích lịch sử, anh Trần Vũ Bình phục dựng nguyên trạng và mở thành các quán cà phê để phục vụ khách đến tham quan.
Các quán cà phê này đều mang tên Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn, bán thức uống và cơm tấm đúng hương vị Sài Gòn xưa. Điều đặc biệt, khách đến quán có thể tìm hiểu, chuyện trò về các dấu mốc lịch sử liên quan đến chính căn nhà - di tích - địa điểm mà khách đang ngồi. Các căn nhà đó - quán cà phê đó đều là cơ sở của Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh, trưng bày nhiều hiện vật và kể nhiều câu chuyện về Biệt động Sài Gòn nên lâu dần người dân gọi chung là “Cà phê biệt động”.
Tại “Cà phê biệt động” - Cà phê Đỗ Phủ và Cơm tấm Đại Hàn ở số nhà 113AĐặng Dung, khách đến đây có những người ban đầu chỉ vì muốn tìm lại hương vị ẩm thực của 2 món ăn uống đặc trưng với hương vị Sài Gòn xưa. Nhưng sau đó, chính họ, nhất là những bạn trẻ, trở nên đam mê, cuốn theo những câu chuyện lịch sử và đôi khi còn có dịp trò chuyện với nhân chứng lịch sử ngay tại quán. Ở đây, từ căn hầm bí mật trong chiếc tủ áo, hòm thư bí mật là sự mưu trí của người chủ quán năm xưa hay toàn bộ 400 hiện vật là đồ dùng trong gia đình ở đô thành vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được giữ nguyên trạng cho đến nay. Và mỗi hiện vật đó ít nhiều đều gắn với một câu chuyện nhỏ, đóng góp cho cách mạng, được giữ gìn và kể lại từ chính những người là con, cháu, là thế hệ sau của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.
Anh Võ Trọng Duy, cháu nội của một chiến sĩ biệt động năm xưa, đang quản lý quán Cà phê Đỗ Phủ - Cơm tấm Đại Hàn ở số 113AĐặng Dung chia sẻ, anh gắn bó với quán cà phê này từ suy nghĩ muốn tìm hiểu về ông nội mình - một chiến sĩ Biệt động Sài Gòn có liên quan đến Anh hùng Trần Văn Lai. Rồi từ đây anh hiểu hơn, yêu hơn, tự hào hơn về những điều mà ông nội và đồng đội đã làm để góp phần vào chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Tình yêu và niềm tự hào ấy được anh gửi gắm trong những câu chuyện kể cho khách đến uống cà phê, vì thế mà lịch sử chưa bao giờ bị lãng quên. “Tôi càng tìm hiểu càng yêu mến lịch sử, truyền thống, thành tích, chiến công của biệt động. Rồi tham gia vào quá trình phục dựng, quản lý và phát huy các di tích lịch sử này, tôi càng tự hào và sẵn sàng góp phần công sức nhỏ bé của mình” - anh Duy chia sẻ.
Khách đến với các quán cà phê này là những cựu chiến binh, các tổ chức đoàn thể đi tìm hiểu lịch sử, nhưng đến nhiều và thường xuyên nhất là các bạn trẻ đang làm việc, học tập, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Lê Minh Anh, sinh viên một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến quán Cà phê biệt động ở số 113AĐặng Dung, quận 1 cùng các bạn trong chi đoàn. Sau đó, Minh Anh tự đến vào những sáng cuối tuần, mỗi lần đến biết thêm một câu chuyện lịch sử thú vị. Minh Anh chia sẻ: “Người quản lý hoặc các bạn phục vụ đều là con cháu của lực lượng biệt động năm xưa nên những câu chuyện kể rất tự nhiên. Lịch sử mà được kể lại bởi một người nào đó có liên quan, trong một không gian gần giống như thời điểm nó diễn ra thì tôi thấy rất thú vị và nhớ lâu”.
30-4-1975 - 30-4-2020 - 45 năm, có một thế hệ ra đời và trưởng thành sau chiến tranh. Thế hệ đó cần phải biết, hiểu và tự hào về những gì cha anh đã đổ xương máu, thậm chí cả mạng sống cho hòa bình, độc lập, tự do. Chuỗi di tích gồm những ngôi nhà từng làm cơ sở cách mạng của lực lượng Biệt động Sài Gòn là những trang sử sống động mà ở đó nhân chứng và vật chứng gắn kết với nhau cùng rất nhiều câu chuyện hào hùng. Cà phê biệt động là một hình thức thiết thực, hiệu quả để lịch sử và truyền thống cách mạng đến với mọi người một cách tự nhiên, sống trong lòng mọi người, nhất là giới trẻ. Để có được chuỗi địa điểm này với các hiện vật gần đúng nguyên bản, anh Trần Vũ Bình đã làm suốt 30 năm với rất nhiều tâm sức. Ban đầu, không ít người, kể cả người thân, cho rằng anh Bình làm một việc giống như “vác tù và hàng tổng” khi giữa đô thị được mệnh danh là “củi quế, gạo châu” này lại dùng những ngôi nhà bạc tỷ chỉ dành riêng cho việc lưu giữ lịch sử, phục vụ cộng đồng. Nhưng giờ đây, suy nghĩ của nhiều người dần thay đổi, nhiều người ủng hộ và góp công, trong đó có cả những người là con em, cháu chắt của các chiến sĩ biệt động năm xưa.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/8/2023: Xăng trong nước tăng bao nhiêu đồng một lít?
- ·Hương vị tình thân tập 48: Long đề nghị mẹ tìm cho bạn gái trước mặt Nam
- ·Bộ Y tế đề nghị ưu tiên đặc biệt vận chuyển oxy y tế điều trị Covid
- ·Toyota Việt Nam thực hiện ưu đãi lớn cho xe Vios và Corolla Altis
- ·Từ 12/12, hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh
- ·Gần 40 ca sĩ hát 'Đồng lòng Việt Nam' cổ vũ chiến thắng dịch Covid
- ·VinFast ra mắt phiên bản Fadil nâng cao
- ·Hai nhóc tỳ nhà Khánh Thi
- ·TP.HCM: Nhiều chợ bán hóa chất tạo màu, chất tẩy thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·Infographic: Chất lượng giáo dục các cấp học và hoạt động giáo dục được nâng lên
- ·Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2022: Gắn bó bền chặt, hướng tới thịnh vượng
- ·Agribank siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid
- ·Hyundai dẫn đầu về mức độ hài lòng khách hàng mua xe mới tại Việt Nam
- ·Tổng thu ngân sách đã xấp xỉ 90% dự toán
- ·Vĩnh Hưng: Người phụ nữ phát triển 2 sản phẩm OCOP từ trái cà na
- ·Con trai Hoàng Bách 14 tuổi, cao 1m71, không áp lực vì nổi tiếng từ bé
- ·Hà Nội: Xử phạt trên 32,4 nghìn vụ vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid
- ·Infographic: Phân tầng điều trị cho các bệnh nhân COVID
- ·Nỗ lực hoàn thiện các chính sách quản lý trụ sạc xe điện, đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn
- ·Sắc vóc nóng bỏng của người mẫu sinh con với Jung Woo Sung