【nhận định bóng đá pháp đêm nay】“Chồng chéo” chính sách hỗ trợ người nghèo
Số lượng chính sách giảm nghèo lớn
Theồngchéochínhsáchhỗtrợngườinghènhận định bóng đá pháp đêm nayo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, năm 2017, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng; vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Ngân sách trung ương đã bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, trong quá trình điều hành dự toán năm 2017, ngân sách trung ương đã bổ sung cho các địa phương để thực hiện chính sách này là 13.004 tỷ đồng. Cũng trong năm 2017, NSNN đã bố trí 2.010 tỷ đồng cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, hiện nay, số lượng chính sách giảm nghèo lớn (có khoảng 150 chính sách) quy định ở nhiều văn bản, trong khi nguồn lực hạn chế dẫn đến tình trạng nguồn lực bị xé lẻ, phân tán, hiệu quả thực hiện chính sách thấp, gây lãng phí nguồn lực.
Ông Trường dẫn chứng, nhiều chính sách còn chồng chéo, trùng lắp về đối tượng hoặc địa bàn. Một số chính sách có phương thức hỗ trợ chưa phù hợp. Ví dụ như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội: Chi phí đi từ nhà đến cơ quan lao động - thương binh và xã hội của nhiều hộ ở vùng sâu, vùng xa còn cao hơn mức kinh phí được hỗ trợ là 46.000 đồng/hộ/tháng. Một số chính sách mức hỗ trợ còn quá thấp, không có tác dụng tích cực (chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg). Các chính sách chủ yếu tập trung dưới dạng hỗ trợ, cấp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, ít chính sách hỗ trợ gián tiếp (như cho vay) nên chưa tạo động lực cho người nghèo thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.
Cùng quan điểm với ông Trường, bà Nguyễn Thị Lê Thu, Phó Trưởng ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết thêm, có quá nhiều chính sách hỗ trợ không điều kiện (chính sách cho không) đối với người nghèo, gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo. Hơn nữa, một số chính sách hỗ trợ dưới dạng cấp bằng tiền mặt chỉ mang lại tác động tức thời cho việc tiêu dùng mà không có tác dụng thúc đẩy sản xuất. Ngoài ra, một số chính sách được ban hành mà không tính toán đến nguồn lực đảm bảo, không có nguồn để thực hiện, dẫn đến hiện tượng nợ chính sách.
Hạn chế chính sách cho không
Lý giải cho nguyên nhân của những hạn chế trên, bà Thu cho biết, do trình độ phát triển kinh tế ở nước ta còn thấp nên các đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo lớn. Trong khi đó nguồn lực NSNN còn hạn hẹp, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước phải thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời vẫn tiếp tục củng cố hệ thống an sinh xã hội (ASXH) nên khả năng cân đối NSNN khó khăn.
Một nguyên nhân khác cũng cần nói tới đó là sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực muốn đảm bảo được các mục tiêu của mình mà chưa hài hòa giữa mục tiêu của ngành với điều kiện chung dẫn đến việc các chính sách ban hành ra nhiều và chồng chéo, trùng lắp.
Mặt khác, công tác xây dựng chính sách chưa dựa trên chiến lược và tầm nhìn dài hạn, dẫn đến việc ban hành chính sách manh mún, phân tán. Công tác xây dựng chính sách chưa căn cứ trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, mà mang tính chủ quan, duy ý chí nên không phù hợp với thực tế, khó thực hiện và làm giảm hiệu quả của chính sách.
Để việc sử dụng nguồn lực NSNN hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội một cách hiệu quả, theo ông Trường, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ. Trước hết, cần rà soát tích hợp các chính sách theo hướng giảm đầu mối, hạn chế các chính sách cho không, bãi bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, thay đổi phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo… Việc tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ chính sách theo hướng: Xác định rõ vai trò chủ trì và các bên tham gia, có cơ chế phối kết hợp cụ thể ngay từ khâu lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với các chính sách được tích hợp và lồng ghép nguồn lực; giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh chuyển đổi phương thức chi trả dịch vụ. Việc chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng được chuyển từ cơ quan quản lý nhà nước sang tổ chức chi trả chuyên nghiệp, góp phần giảm áp lực công việc cho cơ quan quản lý nhà nước, tăng hiệu quả chi trả, tránh chi trả nhầm lẫn, sai đối tượng và lợi dụng chính sách.
Cũng theo ông Trường, nhiệm vụ cần thực hiện ngay trong thời gian tới là nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách ASXH nhằm góp phần nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này cần xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, câp nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về ASXH gồm các thông tin về đối tượng và chính sách xã hội, tích hợp các thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia, xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra, bảo đảm các cơ sở dữ liệu thành phần cập nhật, quản lý, tích hợp và trao đổi cơ sở dữ liệu ASXH.
Bùi Tư
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Hướng dẫn xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Thiếu chuối để xuất khẩu
- ·Hội chợ Thương mại quốc tế Tây Bắc 2014: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Không được sử dụng quỹ đất để xây chung cư
- ·Đại học Tài chính
- ·KBNN thông báo tỷ giá ngoại tệ tháng 3/2015
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Hai tháng, ngân sách thu đạt 158 nghìn tỷ đồng
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Tháng 3: Hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh
- ·Giày dép xuất sang EU: Thuế suất còn 3
- ·94 công chức Hải quan Quảng Trị tham gia đánh giá năng lực
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Hải quan Hà Tĩnh: Tiếp tục khó khăn trong công tác thu ngân sách
- ·Ban hành quy định mới về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước
- ·TP.HCM: 150 đơn vị tham gia Cosmobeauté Vietnam lần thứ 7
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Hàng nhập khẩu bày bán, lưu thông trên thị trường phải có chứng từ hợp lệ