会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【91 phut.net】Tiếp tục tiết kiệm triệt để chi tiêu công trong năm 2023!

【91 phut.net】Tiếp tục tiết kiệm triệt để chi tiêu công trong năm 2023

时间:2024-12-24 00:07:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:352次

Dôi ra hàng trăm nghìn tỷ đồng từ tiết giảm chi tiêu

Theếptụctiếtkiệmtriệtđểchitiêucôngtrongnă91 phut.neto Bộ Tài chính, công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) thời gian qua được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, tập trung nhiều nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Bước đầu đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải; đảm bảo các khoản chi an sinh xã hội và các lĩnh vực quan trọng. Qua thống kê cho thấy, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016 - 2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng.

Dự toán chi quản lý hành chính của ngân sách trung ương các năm được xây dựng căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; trong đó, đảm bảo kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, bố trí đủ định mức tính theo số biên chế được giao theo quy định. Đối với các nhiệm vụ chi đặc thù, bố trí trên cơ sở các chế độ, định mức chi tiêu được ban hành, triệt để tiết kiệm, hạn chế tối đa các khoản chi mua ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiết giảm các nhiệm vụ không thực sự cấp bách, phù hợp với khả năng cân đối NSNN.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Từ năm 2019, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối, đã thực hiện cắt giảm chi quản lý hành chính ngay từ khâu dự toán đối với các khoản chi lương, phụ cấp, các khoản chi thường xuyên theo số biên chế phải cắt giảm để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương, Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị.

Năm 2022 và 2023, tiếp tục yêu cầu cắt giảm ngay từ khâu dự toán 10% chi thường xuyên ngoài các khoản chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi cho con người và một số nhiệm vụ không thể cắt giảm. Với các nguyên tắc cắt giảm như trên, lũy kế đến hết năm 2020 đã cắt giảm ngay từ khâu dự toán khoảng 930 tỷ đồng; năm 2021, 2022 giảm thêm khoảng 180 tỷ đồng/năm và năm 2023 tiếp tục cắt giảm khoảng 90 tỷ đồng so với năm 2022.

Quản chặt các khoản chi theo đúng dự toán

Trong thông tư hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN năm 2023 tới đây, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới. Đồng thời, các cấp ngân sách phải quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch, vay nợ trong hạn mức được giao; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng trước thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các cấp ngân sách thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; quản lý các khoản chi đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa có chủ trương ban hành; chi ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.

Vừa qua, thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục rà soát, thực hiện tiết kiệm chi quản lý hành chính gắn với tinh giản biên chế.

Yêu cầu tiết kiệm trên tất cả các lĩnh vực

Trong giai đoạn 2016 - 2021, công tác cải cách hành chính nhà nước được coi trọng, bước đầu đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính đã tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Cổng dịch vụ công trực tuyến tiết kiệm khoảng 6.490 tỷ đồng/năm. Trục liên thông văn bản quốc gia giúp tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Tất cả điều đó đã góp phần từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính từ trung ương đến địa phương. So với các lĩnh vực khác, có thể đánh giá đây là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất giai đoạn 2016 - 2021.

Kết quả nêu trên cho thấy, việc thực hành tiết kiệm trong tất cả các lĩnh vực đem lại những lợi ích không hề nhỏ. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, vẫn còn hàng nghìn dự án chậm tiến độ, điều chỉnh nhiều lần, có thất thoát, lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Số vốn không sử dụng hết, hủy dự toán và chuyển nguồn hàng năm còn lớn và có xu hướng gia tăng. Nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí. Việc triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước còn chậm. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước phát hiện qua điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao…

Tại cuộc họp Quốc hội vừa qua, chuyên đề giám sát việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí có quy mô lớn chưa từng có, với nhiều cơ quan cùng tham gia. Tập tài liệu và phụ lục lên đến hàng nghìn trang cho thấy sự tâm huyết của cơ quan quyền lực của nhân dân đối với việc cần thiết phải tiết kiệm chống lãng phí hơn nữa. Sau khi nghiên cứu báo cáo giám sát, Quốc hội đã đưa ra một số giải pháp chung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, mục tiêu sẽ đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Cùng với việc yêu cầu tiết kiệm triệt để trên tất cả các lĩnh vực, Quốc hội đề nghị tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cuộc họp vừa qua của Thủ tướng Chính phủ với một số bộ, ngành về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành phải đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi các khoản không cần thiết, tổ chức tổng kết năm ngắn gọn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí…

Trong bối cảnh thu ngân sách còn khó khăn, vẫn phải bội chi ngân sách, thì việc triệt để tiết kiệm được coi là một trong những giải pháp hiệu quả, để chúng ta có thêm nguồn để chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh, các khoản chi cần kíp không có trong dự toán.

Bởi vì trên thực tế, việc thực hành tiết kiệm đã được triển khai nghiêm ở nhiều cấp, nhiều ngành, song ở đâu đó, việc thực hiện còn chậm, nặng về hình thức, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình tiên tiến còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, một số văn bản quy phạm pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, chậm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thiếu chặt chẽ, có trường hợp còn sơ hở, dẫn đến lãng phí, thất thoát.

Được biết, từ năm 2023, một cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được phát động trong toàn quốc. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả hơn nữa.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Người dân cần biết điều kiện và thủ tục để nhận hỗ trợ khó khăn do dịch COVID
  • Mức độ uống rượu bia an toàn sức khỏe mỗi tuần là bao nhiêu?
  • 3 thực phẩm giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm
  • Bất lực khi đồng đội qua đời, anh lính quyết chí trở thành bác sĩ
  • Bộ trưởng Bộ GD
  • Bệnh viện ở TP.HCM: Nơi thưởng Tết gần trăm triệu, nơi chỉ vài trăm ngàn đồng
  • Chăm sóc làn da thâm nám với mỹ phẩm từ Nhật Bản
  • 42 ngày điều trị thành công hơn mong đợi cho khách nước ngoài đột quỵ trên tàu
推荐内容
  • Hàng loạt ‘ông lớn’ bất động sản nợ thuế bị Cục thuế Hà Nội ‘bêu tên’
  • Quý II "bết bát", xuất khẩu trông đợi nửa cuối năm
  • Infographics: Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu trong quý I/2020
  • Cần cơ chế đột phá để Cần Thơ trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL
  • Chùa Ba Vàng tổ chức cầu siêu kỷ niệm 71 năm ngày thương binh
  • Hai người ngộ độc nặng sau khi ăn mật cá