【đá kèo nhà cái】Quý II "bết bát", xuất khẩu trông đợi nửa cuối năm
đá kèo nhà cái xuất khẩu trông đợi nửa cuối năm" /> | Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Hải quan Hải phòng sụt giảm đột biến gần 1 tỷ USD |
FTA thế hệ mới - hy vọng lớn cho xuất khẩu 2020 | |
Những lô hàng xuất khẩu triệu USD giữa đại dịch |
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình. |
Điểm sáng doanh nghiệp nội
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 6,5%).
Ở góc độ ngành hàng, 4 tháng qua, trong khi kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 6,1% thì kim ngạch xuất khẩu của hai nhóm hàng nông, thủy sản và nhiên liệu khoáng sản lại giảm lần lượt là 5,4% và 15,4%.
Về cán cân xuất nhập khẩu, tháng 4, Việt Nam ước tính nhập siêu 700 triệu USD. Tuy nhiên tính chung 4 tháng đầu năm, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,17 tỷ USD; khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu 7,13 tỷ USD.
Bộ Công Thương nhận định, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4 bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong suốt quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương cho rằng, từ đầu năm đến nay dù Việt Nam xuất siêu nhưng thực tế không phải do xuất khẩu tăng mạnh mà là do nhập khẩu sụt giảm, gián đoạn vì dịch bệnh. Xuất siêu trong bối cảnh này không hề đáng mừng.
Dù vậy, một trong những điểm sáng nổi bật ở "bức tranh" xuất nhập khẩu được chuyên gia này nhắc tới là sự vươn lên của khối doanh nghiệp nội địa. Suốt từ năm 2018 đến nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước liên tục ghi nhận khả quan.
Thực tế, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, trong tổng số xuất khẩu 82,94 tỷ USD của 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hai con số, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 26,45 tỷ USD. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 56,49 tỷ USD, chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trông đợi nửa cuối năm
Bộ Công Thương nhận định, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Yếu tố hỗ trợ xuất khẩu điển hình được kể đến là hiện nay, tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc có kết quả tích cực; các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh… Do đó, nhu cầu được dự báo sẽ dần tăng trở lại.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp diễn. Cụ thể như, Italy sẽ bắt đầu cho phép ngành công nghiệp sản xuất hoạt động trở lại từ ngày 4/5 trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa và mở cửa trường học vào tháng 9.
Bỉ cũng công bố kế hoạch mở lại các doanh nghiệp và trường học giữa tháng 5 và nhà hàng là từ ngày 8/6. Còn Ấn Độ, Iran, Israel khởi động lại các doanh nghiệp tại những khu vực có nguy cơ bùng phát Covid-19 thấp. Chính phủ Australia, New Zealand cùng lúc chuẩn bị mở cửa dần nền kinh tế và một số địa phương thận trọng nới lỏng lệnh phong tỏa...
Bộ Công Thương đặc biệt đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới.
Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Về sự phục hồi của xuất khẩu hàng hóa, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng cũng cho rằng: "Nếu dịch bệnh Covid-19 được khống chế vào quý II thì dù xuất khẩu quý II có “bết bát”, Việt Nam mà tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA thì vẫn có thể bù đắp được thiệt hại trước đó, “cán đích” như mục tiêu đề ra (tăng trưởng xuất khẩu năm 2020 là 7-8% so với năm 2019 - PV).
Tính chung 4 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,25 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 13,125 tỷ USD, tăng 26,7%; thị trường EU đạt 10,75 tỷ USD, giảm 8,1%; thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, giảm 3,2%; Nhật Bản đạt 6,74 tỷ USD, tăng 10,1%; Hàn Quốc đạt 6,23 tỷ USD, giảm 0,2%. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại 3 quận Hà Nội
- ·Đầu tuần, giá vàng tăng trở lại
- ·Viettel mở rộng gói cước, giảm giá hơn 50% data roaming ở Mỹ và Nhật Bản
- ·Công ty mẹ TikTok thiệt hại 10 triệu USD vì thực tập sinh?
- ·Thủ tướng: Cần chỉ rõ cơ quan nào gây nhũng nhiễu, phiền hà, dọa nạt DN
- ·Chính thức “nới” quy định nhập máy móc cũ
- ·Startup AI Hàn Quốc có thể sang đầu tư, khởi nghiệp tại Việt Nam
- ·Yêu cầu báo cáo việc ngành thép đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ
- ·'Cúng cô hồn' bằng siêu xe rát vàng, biệt thự 'khủng', quần áo thời trang hàng hiệu
- ·Thất thu hàng triệu USD do nhập khẩu phôi thép?
- ·Gia đình T.D phủ nhận sự việc, cố tình đứng về phía MC Minh Tiệp liệu có vi phạm Pháp luật
- ·Thể thao điện tử đang là xu hướng không thể cưỡng lại được
- ·Thu từ sản xuất kinh doanh tăng chậm
- ·Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều nhau
- ·Vietnam Airlines và Vinamilk hợp tác chiến lược cùng phát triển thương hiệu vươn tầm quốc tế
- ·Doanh thu ngành game chảy ra nước ngoài qua phát hành xuyên biên giới
- ·“Số hóa” công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên
- ·Bộ TT&TT ra công điện yêu cầu chủ động ứng phó với bão Trà Mi
- ·Hà Nội phát triển thanh toán điện tử, thu học phí không dùng tiền mặt
- ·Người giàu nhất châu Á gia nhập cuộc đua robot hình người