会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định hạng 2 đức】Bác Tôn!

【nhận định hạng 2 đức】Bác Tôn

时间:2024-12-23 14:44:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:152次

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (với tên gọi thân mật “Bác Tôn”) được sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ,nhận định hạng 2 đức xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Truyền thống gia đình, quê hương và thời cuộc tác động mạnh và ảnh hưởng nhiều đến chí hướng, tình cảm và nhân cách anh thanh niên Bác Tôn. Thời thơ ấu, Bác Tôn theo học chữ nho, chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Bài học làm người, về nhân sinh quan, về tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của Bác Tôn được truyền từ người thầy đầu tiên, nhà nho yêu nước Nguyễn Thượng Khách, trong nhóm “Đông Kinh nghĩa thục”.

Bác Tôn vui mừng trở về thăm lại miền Nam sau ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Internet

Sau tốt nghiệp tiểu học ở trường tỉnh Long Xuyên (năm 1906); năm 1907 Bác Tôn lên Sài Gòn với ý định học việc và thực hiện hoài bão cuộc đời.

Vốn thông minh, có tính độc lập cao, có năng khiếu lao động kỹ thuật, giàu lòng thương người, Bác Tôn đã nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Nhận ra sức mạnh và những bất công mà giai cấp công nhân phải chịu đựng, càng giúp Bác Tôn thêm quyết tâm thực hiện lý tưởng, khát vọng làm những việc hữu ích cho đất nước, cho dân tộc và giai cấp công nhân.

Năm 1909, Bác Tôn bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng với việc tham gia vận động anh em học sinh lính thủy bãi khóa, rồi tham gia vận động anh chị em công nhân Sở Kiến trúc cầu đường và nhà ở Sài Gòn chống bọn chủ, cai, đánh đập vô lý và đòi tăng lương… Thắng lợi của cuộc đấu tranh bãi công đó đã tiếp thêm niềm tin cho Bác Tôn vào sức mạnh của giai cấp công nhân và đem lại những kinh nghiệm bước đầu trong việc vận động đoàn kết, tập hợp công nhân chống lại bọn tư bản thực dân.

Sau khi học xong ở trường Cơ khí Á châu ở Sài Gòn, năm 1916, Bác Tôn làm việc trên chiến hạm Phơ-răng-xơ (France). Tại đây, Bác Tôn đã tham gia vào sự kiện kéo cờ đỏ trên chiến hạm Phơ-răng-xơ ở Biển Đen vào ngày 20-4-1919 và sau đó bị trục xuất khỏi nước Pháp.

Năm 1920, trở về Sài Gòn, Bác Tôn tích cực tham gia hoạt động nghiệp đoàn và phong trào của giai cấp công nhân, thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật ở Sài Gòn - hình thức tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu sự chuyển biến mới của giai cấp công nhân nước ta từ thời kỳ chưa có tổ chức sang thời kỳ có tổ chức.

Tháng 7-1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài Gòn), sau đó bị kết án 20 năm khổ sai, tháng 7-1930, bị đày ra Côn Đảo. Gần 17 năm bị giam ở ngục tù đế quốc, Bác Tôn luôn tỏ rõ là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù; thương yêu đồng chí và những người cùng cảnh ngộ. Bác Tôn đã đề xướng việc thành lập Hội cứu tế tù nhân - hội tù Côn Đảo đầu tiên; góp phần quan trọng vào việc thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo, mở ra thời kỳ đấu tranh mới của tù nhân Côn Đảo, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có phương pháp, với mục tiêu cụ thể trước mắt và lâu dài. Đặc biệt khi Chi bộ thực hiện chủ trương biến “nhà tù thành trường học cộng sản”, Bác Tôn tích cực hưởng ứng, gương mẫu học tập và tham gia vào truyền bá những kiến thức về lý luận cơ bản và nội dung huấn luyện cho các tù nhân. Nhờ sự bí mật, khôn khéo, Bác Tôn đã giúp Chi bộ vừa chuyển được thư từ, tài liệu ở Côn Đảo về Sài Gòn, vừa nhận được nhiều sách lý luận gồm những tác phẩm kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin... dùng làm tài liệu học tập trong tù.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Hội tù nhân do Bác Tôn chỉ huy đã có nhiều hình thức và tổ chức hoạt động phong phú phù hợp với hoàn cảnh mới. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện; chớp thời cơ, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân. Theo tinh thần đó, Đảng ủy Côn Đảo chủ trương đoàn kết các lực lượng tù chính trị trên đảo giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình. Bác Tôn được cử vào đoàn đại biểu đến gặp Quản đốc Lê Văn Trà, buộc Trà phải đồng ý một số vấn đề như: tổ chức chính quyền liên hiệp trên đảo, sửa chữa vô tuyến điện, sửa chữa radio để nghe tin tức, sửa chữa cano để đưa đại biểu về đất liền xin ý kiến của Chính phủ...

Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản Tôn Đức Thắng kiên cường, sáng ngời bản lĩnh và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc để vượt qua sự khốc liệt của ngục tù đế quốc đã làm các đồng chí đảng viên tù Côn Đảo ngưỡng mộ và kẻ thù khiếp sợ.

Ngày 23-9-1945, từ Côn Đảo trở về, ngày 15-10-1945, Bác Tôn được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Ủy ban kháng chiến, chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam bộ. Ngày 6-1-1946, Bác Tôn được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 2-1946, được điều động ra Hà Nội để cùng Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến, kiến quốc. Bắt đầu từ đây, với uy tín và nhiệt huyết cách mạng của mình, Bác Tôn được Đảng và Nhà nước ta tin tưởng giao nhiều trọng trách. Ở cương vị công tác nào, Bác Tôn cũng luôn nêu cao ý thức, tổ chức kỷ luật của người đảng viên Đảng Cộng sản; gương mẫu đi đầu, sẵn sàng, gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất; có tinh thần đứng mũi, chịu sào, ý thức trách nhiệm cao với công việc; không màng danh lợi cho bản thân, sống bình dị; nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tụy phục vụ Nhân dân. Bác Tôn là một mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, ngày 2-9-1969, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa III, đồng chí được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bác Tôn đã cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đến thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và ra sức xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặc dù tuổi cao, đồng chí luôn luôn phấn đấu quên mình đến những giây phút lâm chung để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất kỳ cương vị nào, Bác Tôn đều thể hiện mình là một tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy; về tinh thần anh dũng, bất khuất; về đức tính khiêm tốn, giản dị. Trên 60 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Việt Nam, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã trong lao tù đế quốc và sự khốc liệt của chiến tranh, luôn gắn bó mật thiết với đồng chí, đồng bào, hiến dâng cả đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân, Bác Tôn là một trong những nhà lãnh đạo mẫu mực của cách mạng Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh. Bác Tôn vinh dự là người đầu tiên được Quốc hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta, được Đảng, Nhà nước ta trao tặng Huân chương Đại đoàn kết; được Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ trao tặng Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Mông Cổ, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cu Ba trao tặng Huân chương Hữu nghị Cu Ba, Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin - Huân chương cao nhất của Liên Xô… cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Một nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Chủ tịch Tôn Đức Thắng sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn (20/8/1888 - 20/8/2018), ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Bác Tôn, mỗi người chúng ta càng thêm kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đồng chí - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người chiến sĩ hết sức trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng, của dân tộc ta, đã hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là dịp để chúng ta học tập, làm theo đồng chí Tôn Đức Thắng - một gương mẫu đạo đức cách mạng; suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

PHẠM QUỲNH

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Cháu bé bị trụ gạch đè giập dạ dày và tủy…kêu cứu
  • Container tự tông đuôi xe tải
  • Mâu thuẫn vì đèn pha, một thanh niên bị đâm tử vong
  • Khai báo gian dối làm lây lan dịch: Cần khởi tố để điều tra
  • Khó chịu vì vợ chăm chồng như chăm con
  • Khi công an chính quy về cơ sở
  • Bắt 2 đối tượng chuyên dùng thủ đoạn giả vờ mua hàng trộm cắp tài sản
  • Tạm giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
推荐内容
  • Bạn gái sống một mình, ở lại qua đêm có phạm luật?
  • Trao thưởng đột xuất cho Tổ công tác Công an thành phố Đồng Xoài
  • Cảnh giác với kinh doanh tiền ảo
  • Người lao động nhận tiền từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
  • 1.639 vụ án hình sự được thụ lý xét xử trong năm 2024
  • Đồng Xoài xử phạt 1.397 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng