【bầu cua là gì】Sẽ số hoá hơn 1,5 triệu hồ sơ hộ tịch lịch sử
Theo kế hoạch thực hiện Dự án số hoá Sổ hộ tịch lịch sử (HTLS) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đến khoảng tháng 9/2024, tỉnh sẽ thực hiện số hoá hơn 1,5 triệu hồ sơ HTLS (gồm: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con; đăng ký giám hộ; đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; đăng ký nuôi con nuôi, xác nhận tình trạng hôn nhân) còn lưu trữ bằng giấy tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Tổng kinh phí thực hiện hơn 37 tỷ đồng.
Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện dự án nói trên vừa được Sở Tư pháp tổ chức sáng ngày 20/9.
Ông Trần Hoàng Lộc, Phó giám đốc Sở Tư pháp, trình bày lợi ích của việc số hoá hồ sơ hộ tịch lịch sử.
Ông Trần Hoàng Lộc, Phó giám đốc Sở Tư pháp, cho biết, hiện nay việc quản lý sổ hộ tịch ở các cơ quan nhà nước được lưu trữ chủ yếu bằng giấy. Công tác lưu trữ này bảo quản được tài liệu gốc với độ bảo mật cao.
Tuy nhiên, nhược điểm là khối lượng sổ, hồ sơ hộ tịch rất lớn, gây khó khăn trong việc quản lý và lưu trữ. Mặt khác, việc lưu trữ bằng giấy cũng không tránh khỏi những hiểm hoạ như mối mọt, cháy, nổ..., thất thoát tài liệu.
Trong trường hợp cơ quan nhà nước cần chứng minh tình trạng hộ tịch thì người dân phải nộp cùng lúc nhiều loại giấy tờ, gây ra những phiền hà, tốn công sức, thời gian của người dân và cơ quan quản lý nhà nước.
Từ đó, việc số hoá là yêu cầu quan trọng, phù hợp với xu thế phát triển chung, hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
Đối với dự án số hoá Sổ HTLS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đây là quá trình thu thập, phân loại, scan, chụp và tạo lập các file dữ liệu hộ tịch dưới dạng file excel từ các sổ hộ tịch gốc để thực hiện cập nhật vào hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tich (Phần mềm 158) phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
“Mục tiêu quan trọng của dự án là nhằm từng bước xây dựng và tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đảm bảo triển khai áp dụng thống nhất, có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc. Giúp thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch điện tử thống nhất, đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký hộ tịch liên tỉnh và cả quốc gia.
Việc số hoá sổ hộ tịch cũng nhằm hướng tới loại bỏ việc lưu trữ bằng giấy cồng kềnh, đảm bảo giảm bớt các thủ tục pháp lý rườm rà, tốn thời gian và công sức”, ông Trần Hoàng Lộc thông tin thêm./.
Văn Đum
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiền Giang và Đồng Tháp liên tiếp phát hiện xử lý vi phạm trong sản xuất kinh doanh phân bón
- ·Cơ hội cho doanh nghiệp Việt cạnh tranh với Netflix, AppleTV
- ·Robot hình người vừa được Elon Musk giới thiệu làm được những gì?
- ·Phát biểu khai mạc Tuần lễ số Quốc tế 2022 của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
- ·Giá vàng hôm nay 03/7/2024: Vàng miếng SJC bất động ngày thứ 27 liên tiếp
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- ·Bao giờ chấm dứt việc giao Cienco 5 Land thực hiện, quản lý dự án Mỹ Hưng
- ·iPadOS 16 hỗ trợ thiết bị nào iPad nào
- ·Cải thiện PCI thông qua giải quyết tận gốc các 'nút thắt, điểm nghẽn' cho doanh nghiệp
- ·Nga yêu cầu Apple giải thích lý do gỡ ứng dụng VK trên App Store
- ·Nghệ An: Tăng cường kiểm tra mặt hàng phục vụ Tết Trung thu và năm học mới
- ·Giá bán kính thực tế ảo của Apple có thể lên tới 3.000 USD
- ·Bee Logistics nhận giải ABA năm thứ hai liên tiếp
- ·Đặt mua laptop giảm giá trên mạng, nhận được xà phòng cục
- ·Giá vàng hôm nay 1/4: Tăng dựng đứng
- ·Cùng Agribank Đăng ký E
- ·iPhone 14 Pro xách tay hạ giá, rẻ hơn bản chính hãng
- ·Ai nên mua iPhone 14 nào?
- ·Chuyên gia chỉ ra giải pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành chăn nuôi
- ·Facebook ‘nhờ’ người dùng góp ý cải thiện thuật toán cạnh tranh với TikTok