【kqbd chau au】Đến hạn… lại “khát”
Mùa hạn đang trở nên gay gắt và nỗi lo thiếu nước ngọt sinh hoạt lại hiện diện ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Năm nào cũng vậy, vấn đề thiếu nước luôn là nỗi lo thường trực của người dân tại các xã: Biển Bạch (huyện Thới Bình), Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh)... Thực trạng này diễn ra nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không thể giải quyết dứt điểm.
Mùa hạn đang trở nên gay gắt và nỗi lo thiếu nước ngọt sinh hoạt lại hiện diện ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Năm nào cũng vậy, vấn đề thiếu nước luôn là nỗi lo thường trực của người dân tại các xã: Biển Bạch (huyện Thới Bình), Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Lâm (huyện U Minh)... Thực trạng này diễn ra nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không thể giải quyết dứt điểm.
Mua nước như mua gạo
Nghe có vẻ nghịch lý bởi ở vùng sông nước mênh mông lại có chuyện không đủ nước sử dụng đến nỗi người dân phải bỏ tiền ra đi mua về dùng. Cũng từ thực tế thiếu nước mà vài năm gần đây đã xuất hiện thêm nghề “hái ra tiền” mà không phải đầu tư quá nhiều vốn, công sức, đó là... nghề buôn nước!
Nhiều ấp trên địa bàn xã Biển Bạch bị nhiễm phèn nặng không thể sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. |
Ông Nguyễn Văn Hùng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, bộc bạch: “Ở đây mỗi gia đình phải đầu tư mua lu, khạp về trữ nước mùa mưa để dùng cho mùa hạn. Nhà ít thì vài cái, nhiều cũng trên chục. Nhưng dù có trữ nhiều cỡ nào cũng thiếu và mùa hạn năm nào cũng phải mua nước về dùng”.
Nghe tiếng máy tàu chạy trên sông, ông Hùng than: “Ghe chở nước đó. Ở đây sáng, chiều đều có ghe chở nước từ các xã lân cận bên Kiên Giang qua đây bán cho bà con. Mỗi lu nước họ bán rẻ nhất cũng phải vài chục ngàn đồng. Dân ở đây dù kinh tế khó khăn nhưng cũng phải mua chứ biết làm sao hơn”. Do giá mua nước chẳng hề rẻ so với thu nhập hằng ngày nên người dân phải tận dụng triệt để nước vo gạo dùng làm nước rửa rau, rửa chén...
Theo thống kê của địa phương và ngành chức năng, hiện xã Biển Bạch có trên 300 hộ dân phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Những hộ dân này phải bỏ tiền ra để mua nước về sử dụng với giá từ 40.000-60.000 đồng mỗi lu nước (khoảng 1 m3), trong khi đời sống của họ còn gặp không ít khó khăn.
Thực trạng thiếu nước sạch sinh hoạt vào mùa khô không chỉ riêng ở huyện Thới Bình mà còn xảy ra ở nhiều xã của các huyện khác trong tỉnh như: xã Khánh An, Nguyễn Phích (huyện U Minh), xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời). Nhu cầu sử dụng nước của người dân vào mùa hạn lớn, trong khi hệ thống cung cấp nước nhiều nơi không có, hoặc có nhưng cung không đủ cầu, có nơi được đầu tư trạm bơm nhưng lại không hoạt động.
Bao giờ thoát cảnh “khát”?
Khảo sát, đánh giá từ cơ quan chức năng thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh cho thấy, tổng trữ lượng nước ngầm của tỉnh có khả năng khai thác khoảng 5,8 triệu m3/ngày đêm, nhưng do khai thác và sử dụng không kiểm soát được nên nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt dần. Ðiều này đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trong đó tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài do không khai thác được nguồn nước đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Việc giải quyết tình trạng thiếu nước ở nhiều địa phương không chỉ là việc triển khai các dự án xây dựng các trạm bơm rồi kéo về phục vụ cho người dân (thực tế đã triển khai nhưng nhiều dự án không phát huy hiệu quả, điển hình là các trạm bơm được xây dựng trên địa bàn xã Biển Bạch), mà phải có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo đảm cho tiến trình phát triển bền vững của tỉnh.
Việc khai thác quá mức và quản lý nguồn tài nguyên nước chưa chặt chẽ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt dần. Ðược biết, hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 giếng khoan nước ngầm bị hư hỏng, bỏ hoang nhiều năm chưa được tráng lấp, đang là nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm.
UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan triển khai lập Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, phải công bố quy hoạch cụ thể nơi nào được phép, nơi nào cần hạn chế và nơi nào cấm triệt để khai thác nguồn nước ngầm. Ðồng thời, phải quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm.
Trước mắt, vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng cần được quan tâm triển khai mạnh ở các cơ quan, đơn vị và Nhân dân. Cần phải có giải pháp sử dụng, bảo vệ nguồn nước hiệu quả, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước thì mới có thể giải quyết được vấn đề thiếu nước đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên địa bàn tỉnh hiện nay./.
Bài và ảnh: Hoàng Vũ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Những lưu ý khi chọn mua viên giặt quần áo
- ·Cách mua bình thủy điện cho gia đình đảm bảo chất lượng, sử dụng an toàn
- ·Những loại vaccine người trên 50 tuổi nên sử dụng
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Nước hoa giả tràn lan, cách phân biệt và dùng đúng tiêu chuẩn an toàn
- ·Những thành phần độc hại nên biết để tránh khi dùng mỹ phẩm
- ·Cách bảo quản và rã đông sữa mẹ chuẩn theo bác sĩ hướng dẫn
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Sữa tươi chưa tiệt trùng liệu có an toàn khi sử dụng?
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Cách chọn sữa bột phù hợp và đảm bảo chất lượng cho trẻ nhỏ
- ·Xuất hiện công ty ‘ma’ chuyên phân phối sản phẩm Sâm Baby Kids dành cho trẻ em
- ·Kính ô tô bị kẹt: Nguyên nhân và cách tự khắc phục
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Thẩm mỹ viện Adora có dấu hiệu không đảm bảo quy định về nhân sự?
- ·Những mối đe dọa bảo mật phổ biến trên thiết bị smartphone người dùng cần nhận biết
- ·Cần lựa chọn cảm biến áp suất lốp ô tô như thế nào cho phù hợp
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Sai lầm khi sử dụng khăn giấy ướt để tẩy trang, các khuyến cáo từ chuyên gia