【kèo nhà cái cúp c2】Làm việc 24/7 để đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm trên thương mại điện tử
Sau lễ hội mua sắm ngày 9/9 vừa qua,àmviệcđểđápứngnhucầumuasắmcuốinămtrênthươngmạiđiệntửkèo nhà cái cúp c2 các sàn thương mại điện tử tiếp tục ghi nhận doanh số cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên sự kiện vừa rồi chỉ mới mở cánh cổng bước vào mùa mua sắm cuối năm sôi động. Cả guồng máy thương mại điện tử sẽ phải hoạt động hết công suất cho dịp bỏ vào giỏ hàng nhiều nhất năm.
Trong đó, tất cả các bên đều đang nỗ lực để giải quyết bài toán giao hàng và thanh toán.
Kết thúc đợt mua sắm 9/9, Lazada ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của một số mảng chủ lực. Ngành hàng làm đẹp đạt mức tăng trưởng doanh thu gấp 6 lần so với ngày thường, ngành hàng bách hóa tăng trưởng gấp 6 lần. Riêng ngành hàng điện tử ghi nhận doanh thu tăng gần gấp 5 lần.
Trên Shopee, những nhà bán hàng lần đầu tiên tham gia sự kiện đạt số lượng đơn hàng tăng gấp 5 lần so với mức trung bình của ngày thường. Số lượt thanh toán hóa đơn qua ví ShopeePay cũng như lượt chuyển tiền bằng ví trong ngày 9/9 cũng tăng gấp đôi.
Lễ hội mua sắm là dịp để các nhãn hàng, sàn thương mại điện tử tung các chương trình khuyến mãi lớn nhằm gia tăng doanh số. Cả Shopee và Lazada đều nhận định đợt mua sắm 9/9 chỉ là bước khởi đầu cho các đợt mua sắm lớn trong giai đoạn cuối năm.
Nhu cầu mua sắm cuối năm trên thương mại điện tử tăng cao tạo áp lực khiến khối kho bãi phải vận hành hết công suất. (Ảnh: J&T) |
Theo báo cáo mới đây từ chương trình Think with Google, người mua sắm trên mạng mong muốn được “thanh toán linh hoạt” và “giao hàng đảm bảo”. Đây cũng là một trong các yếu tố then chốt để đảm bảo bán hàng thành công trong đợt mua sắm cuối năm sắp tới.
Điều này lý giải cho việc các sàn thương mại điện tử hiện nay cung cấp nhiều giải pháp thanh toán nhất có thể cho người dùng, bao gồm COD (thanh toán khi nhận hàng), và các hình thức thanh toán không tiền mặt: thẻ thanh toán, ví điện tử.
Cả đơn vị giao hàng cũng không ngoại lệ. Phía J&T Express cho biết, đơn vị này triển khai thêm hình thức thanh toán bằng QR Code được vài tháng nay và nhận được sự đón nhận của các bên, từ khách hàng cuối đến nhà bán hàng.
Hình thức thanh toán qua mã QR cũng giúp rút ngắn quy trình mua - bán - giao - nhận: thời gian giao dịch, thanh toán được rút ngắn; thời gian xử lý vận đơn của nhân viên được giảm đáng kể; tiết kiệm chi phí cho tất cả các bên.
Trong sự kiện mua sắm 9/9 vừa qua, thanh toán hóa đơn qua ví ShopeePay cũng như lượt chuyển tiền bằng ví này cũng tăng gấp đôi so với trung bình ngày thường, cho thấy người dùng đang hình thành xu hướng thanh toán không tiền mặt khi được linh hoạt lựa chọn nhiều hình thức giao dịch.
Ngoài ra, không khó hiểu khi khảo sát cho thấy “giao hàng đảm bảo” cũng là mong muốn của khách hàng trong mùa mua sắm. Việc giữ được hệ thống logistics vận hành hiệu quả không hề dễ dàng trong bối cảnh đơn hàng tăng lên đột ngột.
Chẳng hạn, phía Tiki áp dụng robot lấy hàng bên trong nhà kho, khởi đầu cho một quy trình tự động hoá hoàn toàn. Việc này nhằm rút ngắn quy trình phân loại hàng hoá, giảm thiểu sai sót, đẩy nhanh tốc độ giao hàng.
Trong khi đó, phía J&T Express cho hay đã triển khai trung tâm trung chuyển có diện tích rất lớn, được đầu tư công nghệ nhằm đón trước các mùa cao điểm. Chỉ tính riêng trung tâm trung chuyển này, lượng kiện hàng dự kiến có thể xử lý lên đến 2 triệu kiện mỗi ngày. Trung tâm áp dụng hệ thống phân loại thông minh DWS với khả năng phân loại hàng hóa chính xác lên đến 99%, hệ thống băng chuyền ma trận tự động, công đoạn phân loại được rút ngắn sẽ giúp đẩy nhanh thời gian vận chuyển đến người dùng cuối.
Hơn nữa, khi vào mùa mua hàng lớn nhất năm, tâm lý người mua hàng sẽ có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn. Hãng vận chuyển cho hay công ty vận hành 365 ngày không nghỉ, kể cả Thứ bảy, Chủ nhật nhằm đảm bảo nhu cầu vận chuyển của thị trường.
Dù kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi Covid-19, song các báo cáo cho thấy thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh. Sách trắng thương mại điện tử vừa công bố cho thấy ngành này được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore.
Trong đó, đóng góp đáng kể về doanh thu và người dùng chính là các đợt mua sắm lớn, do người dùng được hưởng nhiều ưu đãi và tất cả các bên trong hệ sinh thái đều dốc hết sức nhằm đạt doanh số lớn trong đợt chi tiêu lớn nhất năm của người tiêu dùng.
Hải Đăng
Người dân thành phố lớn tiếp tục dẫn dắt thương mại điện tử
Lễ hội mua sắm 9/9 vừa kết thúc, các ngành hàng làm đẹp, điện tử tiếp tục tăng trưởng, người dân thành phố lớn vẫn góp doanh thu lớn nhất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 6. 2019
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Ấn Độ từ ngày 24
- ·Ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng tràn lan trên thị trường
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam
- ·Cha phụ hồ, mẹ rửa bát lo cứu các con bệnh hiểm nghèo
- ·Không hỗ trợ kinh phí hoạt động quỹ tài chính ngoài ngân sách
- ·Câu nói ""Ăn rau má phá đường tàu"" bắt nguồn từ đâu và mang hàm ý gì?
- ·Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị
- ·Tôi có quyền từ chối hợp tác với công an không?
- ·Thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất thực phẩm sạch, an toàn
- ·Chồng sĩ chi mạnh tay trong khi nhà không có mà ở
- ·Xây dựng Nghị định của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường
- ·‘Người lính áo cam’ và những sáng kiến cải tiến công nghệ thông tin
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 11/2017
- ·Hơn 50 triệu đồng đến với bé Sơ Ao K’My Chu
- ·Khi vàng cũng bị từ chối!
- ·2.000 đại biểu dự 'hội nghị Diên Hồng' Thủ tướng với doanh nghiệp
- ·Hơn 10.000 cảnh sát Anh được huy động bảo vệ Tổng thống Mỹ
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 20 ngày cuối tháng 1/2017
- ·Trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính giúp cử tri yên lòng, tin tưởng