会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của arminia bielefeld】Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt!

【thứ hạng của arminia bielefeld】Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

时间:2024-12-24 02:07:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:926次

Vượt lên số phận

Mỗi người chỉ có một cuộc đời,ôgáiBìnhPhướcngồixelănvàolễđườngnhiềungườirơinướcmắthứ hạng của arminia bielefeld phải sống sao cho thật hạnh phúc. Đó là điều Hồng Nhung (SN 2001, quê Bình Phước) nhận ra được sau quãng thời gian chật vật vượt qua số phận nghiệt ngã, tìm lại niềm vui sống cho chính mình.

Nhung có gương mặt đẹp nhưng cuộc đời lại lấy đi của cô đôi chân từ khi 5 tuổi.

liệt chân 1.jpg
Hồng Nhung sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, nền nã

Nhung kể, cô sinh ra khỏe mạnh bình thường nhưng vào năm 5 tuổi, trong một buổi chiều đi học mẫu giáo về, hai chân của cô mất cảm giác hoàn toàn.

Nhung được bố mẹ bế đi bệnh viện ngay sau đó. Qua nhiều lần thăm khám, bác sĩ kết luận cô bị viêm tủy cắt ngang, liệt hoàn toàn từ rốn trở xuống, không thể đi tiểu chủ động. Đôi chân của cô co rút và teo đi từng ngày.

“Kể từ khi bị bệnh, mình phải nhờ mẹ hỗ trợ ép nước tiểu, cứ canh 3 tiếng phải đi vệ sinh một lần. Sau này gặp các bạn cùng cảnh ngộ, mình được mọi người chỉ cho cách tiểu tiện tự chủ nên dần tự lập”, Nhung kể.

Suốt năm tháng học cấp 1, cấp 2, Nhung được mẹ đưa đến trường, bế vào lớp. Trong cả buổi học, cô chỉ ngồi yên một chỗ, khát đến mấy cũng không dám uống nước vì sợ không tự chủ được việc đi vệ sinh.

Nhưng dù cho cố gắng đến mấy, Nhung vẫn không thể hòa nhập được với mọi người. Cô giống như "người vô hình" ở trong lớp học. Thậm chí, cô không bao giờ dám để bạn bè trông thấy mình ngồi xe lăn. 

Lên cấp 3, nhà cách trường 15km, sợ mẹ đưa đón vất vả, Nhung quyết định nghỉ học. Đó cũng là lúc cô bắt đầu chuỗi ngày sống trong tiêu cực.

“Từ khi nghỉ học, mình lúc nào cũng thấy bản thân vô dụng, không có giá trị. Nhìn bạn bè đến trường, mình thèm muốn nhưng không đủ can đảm. Mình ngày ngày sống trong căn phòng nhỏ, tự thu hẹp cuộc sống”, Nhung chia sẻ.

liệt chân 2.jpg
Nhung bị liệt chân từ năm 5 tuổi

Khoảng thời gian tiêu cực đó kéo dài 1 năm. Sau này, khi thấy một người bạn đi học nghề trang điểm, Nhung cũng đi theo. Đó là bước ngoặt giúp cô thay đổi cuộc đời.

Với 10 triệu tích cóp được từ việc bán hàng online, Nhung tự tìm đến một cửa hàng áo cưới học nghề trang điểm. Hàng ngày, cô được bạn chở bằng xe máy vượt quãng đường 15km đi học nghề, chiều được bạn đưa đi cà phê, ngắm cảnh.

Tiếp xúc với thế giới rộng lớn muôn màu, Nhung thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, bản thân cũng có giá trị hơn.

Khi đã có tay nghề, kinh nghiệm, Nhung bắt đầu nhận khách trang điểm. Sau này, cô học thêm nghề phun xăm, làm móng. Cô thuê trọ ở cách nhà 30km. Năm 2023, Nhung quyết tâm mở tiệm riêng, vừa làm vừa nhận học viên.

“Giờ đây, chỉ việc bước đi trên đôi chân là mình không thể, còn những việc khác mọi người làm được thì mình cũng làm được. Hơn nữa, mình được mọi người yêu thương, giúp đỡ nên cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều”, Nhung chia sẻ.

Chuyện tình ngọt ngào

Bằng nỗ lực của mình, Nhung tự mở tiệm làm đẹp, mua quà tặng người thân, đi du lịch,... Cô không còn là đứa trẻ nhạy cảm năm nào cần bố mẹ chăm bẵm, quan tâm từng chút một mà có thể tự lập bằng chính sức lao động của mình.

Và quan trọng hơn cả, Nhung tự tin vào bản thân, dám yêu và được yêu.

liệt chân 3.jpg
Nhung tìm thấy bến đỗ hạnh phúc của đời mình 

Với Nhung, tình yêu và hôn nhân từng là chuyện xa vời nhưng khi gặp được Thanh Dương (SN 1999, quê Bình Phước) – người chồng hiện tại, điều đó lại trở nên gần gũi và chân thật.

Nhung và Dương quen nhau qua mạng xã hội, Dương là người chủ động kết bạn. Chỉ sau đôi lần trò chuyện, anh đã xiêu lòng trước cô gái xinh xắn.

Làm việc cách cửa tiệm của Nhung khoảng 3km, mỗi ngày anh đều ghé mua đồ ăn sáng cho cô. Hoàn cảnh đặc biệt của Nhung không khiến anh mảy may bận tâm. Ngược lại, anh cảm phục nghị lực sống của Nhung.

“Từng có nhiều bạn thích mình, muốn tìm hiểu mình nhưng mình không dám đặt niềm tin vào ai. Chuyện kết hôn và sinh con lại càng xa vời. Nhưng khi gặp anh, mọi thứ hoàn toàn thay đổi.

Anh không ngần ngại chuyện mình bị bệnh, sẵn sàng bế mình đi vệ sinh hoặc âm thầm lau dọn nếu mình chẳng may tiêu tiểu không tự chủ. Cách anh yêu thương, quan tâm khiến mình không còn tự ti về bản thân”, Nhung chia sẻ.

Ngày theo Thanh Dương về ra mắt, Nhung ngỡ ngàng trước phản ứng của mẹ chồng tương lai.

“Mẹ chồng mình hiền và tâm lý. Mẹ nói với con trai ‘con yêu ai thì mẹ không nói nhưng yêu Nhung thì phải nghiêm túc’. Mình cảm động vô cùng. Cho đến giờ, mẹ vẫn yêu thương, chăm lo cho vợ chồng mình như thuở ban đầu”, Nhung tâm sự.

Cuối năm 2023, cặp đôi chính thức về chung một nhà. Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Năm 2024, Hồng Nhung được làm mẹ. Cô mang thai tự nhiên và bình an đón con chào đời ở tuần thứ 36. 

Với một bà mẹ ngồi xe lăn, việc chăm con tưởng chừng rất gian nan nhưng với Nhung, ngay cả sự gian nan, vất vả đấy cũng là niềm hạnh phúc. Bởi lẽ với cô, con cái là món quà quý giá nhất cuộc đời.

Ảnh: NVCC

Cô gái Long An lấy chồng hơn 13 tuổi: Cứ giận lại đổi cách xưng hô“Mình vui thì gọi anh ấy là chồng, giận thì kêu bằng chú”, 9X Long An lấy chồng hơn 13 tuổi hài hước chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • TP.HCM huy động được hơn 1,6 tỷ hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư Carina Plaza
  • 2.433 học sinh được hỗ trợ 72,99 tấn gạo
  • Tuổi trẻ Đồng Phú hướng về cơ sở
  • Đề thi môn Sử hay, môn Sinh khó và dài
  • Nghị quyết 02: Quyền chủ động và cơ hội của các Bộ trưởng
  • Cuộc thi Olympic tiếng anh trên Internet: 370 học sinh và 15 đơn vị đạt giải
  • Nguy cơ mất an toàn giao thông tại những ngôi trường gần quốc lộ
  • Trao tặng hệ thống máy lọc nước cho trường tiểu học
推荐内容
  • Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019
  • Công ty Cao su Phú Riềng tuyên dương 149 học sinh, sinh viên xuất sắc
  • Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Môn Toán “dễ thở”
  • Những tiếng hò “kéo pháo” thời bình ở miền biên viễn
  • Nguyên nhân nào dẫn đến mưa lũ kinh hoàng ở miền núi phía Bắc?
  • 210 học sinh lớp 6 được cấp chứng chỉ phổ cập bơi