【bournemouth đấu với brentford】Đề xuất giảm lãi vay mua nhà xã hội còn 3
TIN LIÊN QUAN | |
Chuyên gia 'mách chiêu chống ế' gói 30.000 tỷ đồng | |
Luật Kinh doanh bất động sản quên... thực tiễn? | |
Đề xuất cho vay ưu đãi với căn hộ trên 70m2 |
Đẩy mạnh tháo gỡ các thủ tục hành chính
HOREA rất hoan nghênh Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới rất toàn diện, sát với yêu cầu của tình hình thực tế như Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013, Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 4/4/2013, Nghị định 188/NĐ-CP ngày 20/11/2013, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 2/1/2014, Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 6/6/2014, Nghị quyết 61/NQ-CP ngày 21/8/2014, đặc biệt là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng nhằm giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu bất động sản, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.
Tiến độ cấp sổ đỏ của nhiều dự án rất chậm |
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách đúng đắn này còn rất chậm và hiệu quả chưa cao, chưa đạt như kỳ vọng. Hiệp hội đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành xem xét giải quyết một số vấn đề sau.
Thứ nhất, trong triển khai Nghị quyết 43/NQ-CP ngày 6/6/2014 của Chính phủ về cắt giảm thời gian thủ tục hành chính và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, HOREA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương có kế hoạch và giải pháp cụ thể, có định lượng về danh mục công việc và thời gian để thực hiện hiệu quả chủ trương này của Chính phủ, tăng tính minh bạch, tiết kiệm được thời gian và chi phí của nhà đầu tư.
Luật Đất đai 2013 chỉ có chế định đấu giá quyền sử dụng đất (mục 3), mà không có chế định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung chế định này vào Luật Đấu thầu hoặc có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể để triển khai thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch giữa các nhà đầu tư.
Về việc “không yêu cầu thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của dự án đầu tư thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết”, HOREA kiến nghị Chính phủ sớm điều chỉnh sửa đổi Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 để tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng.
Đồng thời, Hiệp hội cũng kiến nghị hủy bỏ quy định tại khoản 3.c, Điều 8, Nghị định 64/2012/NĐ-CP yêu cầu mọi hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng phải có bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực) khi hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Xây dựng 2014.
Về việc ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất căn hộ chung cư đối với diện tích thuộc sở hữu riêng của căn hộ chung cư, để xử lý những trường hợp nhà đầu tư và người mua nhà đã giao kết hợp đồng mua bán căn hộ theo cách tính tim tường hoặc thông thủy trước ngày Thông tư 03/2014/TT-BXD ngày 20/2/2014 của Bộ Xây dựng có hiệu lực và hạn chế tối đa các tranh chấp có thể xảy ra, Hiệp hội đề nghị ghi hai cách tính diện tích căn hộ trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với các trường hợp nêu trên.
Về việc hỗ trợ nhà đầu tư đã bồi thường giải phóng mặt bằng từ 80% diện tích dự án trở lên, HOREA đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố có cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư, để sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện, tránh lãng phí thời gian và chi phí đầu tư. Hiệp hội đề nghị giải pháp: (i) Đối với dự án đã bồi thường, giải phóng mặt bằng liền thửa thì cho phép nhà đầu tư được điều chỉnh quy hoạch để thực hiện trong phạm vi đất đã được bồi thường; (ii) Đối với dự án đã giải phóng mặt bằng dạng “da beo” thì đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng với mức giá đền bù không thấp hơn mức giá cao nhất mà nhà đầu tư đã đền bù trong dự án, hoặc có cơ chế để người có đất tham gia góp vốn cùng nhà đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh dự án đó.
Giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ đồng
Để đẩy mạnh thực hiện giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ, HOREA đề nghị bổ sung một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, đề nghị tăng thời hạn vay lên 20 năm đối với người mua nhà ở xã hội; cho phép thời gian ân hạn 3 năm đầu chưa phải trả lãi vay và gốc khi vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, tạo điều kiện tích lũy tài chính cho người vay mua nhà để trả nợ vay và trả lãi theo quy định, tránh nợ xấu phát sinh.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ xem xét giảm lãi suất cho vay đối với người mua nhà ở xã hội về mức 3 - 3,5%/năm, vì đây cũng là mức lãi vay phổ biến của các nước áp dụng cho người mua nhà ở xã hội.
TS. Đỗ Thị Loan (Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Bài viết từ Đặc san Toàn cảnh BĐS Việt Nam 2014 do Báo Đầu tư sản xuất))
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 11/ 2021
- ·Phát triển kinh tế theo hướng bền vững
- ·Không cho phép nuôi tôm siêu thâm canh khi chưa đủ điều kiện
- ·Thiết thực chăm lo đời sống người lao động
- ·Sợ mẹ không có tiền mua quan tài, cậu bé cầu xin được cứu
- ·Hội thi tuyên truyền về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
- ·Nỗi lo sạt lở
- ·Sôi nổi hội thi hòa giải viên giỏi
- ·Muốn bán nhà trả nợ mua thuốc, vợ sợ chồng con chịu cảnh lang thang
- ·Tiếp sức vững bước đến trường
- ·Chế độ tử tuất cho người tham gia bảo hiểm xã hội
- ·Thiếu những nguồn thu đột phá
- ·Nhiều lựa chọn hàng chất lượng tại phiên chợ hàng Việt
- ·Chủ động vụ lúa trên đất nuôi tôm
- ·Anh Trần Văn Trường bỏng lửa gas đã tỉnh lại
- ·Gas South đồng hành cùng người tiêu dùng
- ·Niềm tin của khách hàng là giá trị cốt lõi
- ·Xử lý thanh long cho trái nghịch mùa
- ·Góc khuất phòng gym qua lời kể huấn luyện viên điển trai
- ·Toàn tỉnh Bình Phước có 44 tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân