【nhận định bồ đào nha hôm nay】Vừa dạy vừa… dỗ
Cô và trò ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP. Huế
1. Từ một giáo viên dạy trung học phổ thông (THPT) ở Nam Đông,ừadạyvừadỗnhận định bồ đào nha hôm nay bước chân vào môi trường giáo dục thường xuyên (GDTX), mọi thứ đối với thầy Thân đều mới mẻ, lạ lẫm đến “phát sốc”. Thầy bảo, nhiều lúc cảm thấy nản lòng vì không phù hợp. Từ chương trình giảng dạy đến đối tượng học viên đều khác biệt so với THPT với bao tật xấu, nào ham chơi, nghịch ngợm, quậy phá… Thầy Thân bảo, lúc đầu không hình dung được mình sẽ bắt đầu từ đâu, làm gì và như thế nào?
Vừa giảng dạy bộ môn sinh học, thầy Thân vừa được phân công chủ nhiệm học viên lớp 10. Ban đầu, trong những buổi sinh hoạt lớp, thầy Thân cảm thấy lúng túng, bỡ ngỡ và căng thẳng vô cùng bởi mỗi học viên mỗi hoàn cảnh. Lần theo sơ yếu lý lịch học viên, thầy Thân tìm hiểu để động viên, chia sẻ và có biện pháp giáo dục, uốn nắn phù hợp. Dạy học sinh yếu khó hơn dạy học sinh giỏi, phải chia thành các nhóm nhỏ để dạy. Không yêu cầu chi cao xa, chỉ cần dạy kiến thức căn bản từ 5 đến 8 điểm đã là quá tốt rồi. Thế nhưng, thầy phải dạy đủ thứ. Dạy phụ đạo, khảo sát để chọn tổ hợp. Dạy theo kiểu bắt tay chỉ việc. Dạy trên lớp không đủ, dạy trong nhóm zalo. Thậm chí, nhiều học sinh được nhà trường cho mượn máy vi tính để học online. Khi dần thích nghi với môi trường và đối tượng học viên, thầy cảm thấy có động lực, yêu nghề hơn.
Giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TX. Hương Trà trong giờ lên lớp
Cũng cùng chung tâm trạng với thầy giáo Đặng Thân là cô giáo Đào Thị Ngọc Nhung, giáo viên dạy môn sử ở Trung tâm GDNN - GDTX TX. Hương Trà. Cô Nhung kể rằng, có những tiết học, mình không tập trung dạy được khi có em không có đồng phục, mang dép tổ ong vào lớp. Các em quá cực nên giáo viên dù chẳng khá giả nhưng cầm lòng không đậu, chở các em ra chợ sắm sửa áo quần tươm tất. Thậm chí, có em còn được giáo viên tặng gạo để yên tâm đến lớp. Cũng theo cô Nhung, học sinh ít, cô trò ngày mô cũng gặp, học miết thành thương nên không để các em vì cơm áo gạo tiền mà nghỉ học.
Tính ra, cô Đào Thị Ngọc Nhung đã có hơn 20 năm gắn bó với giáo dục thường xuyên. Những lớp cô dạy có đến 80% học sinh nghèo, mồ côi, ở với ông bà. Vì có hoàn cảnh khó khăn nên chuyện học các em chưa được quan tâm. “Dạy học sinh có học lực trung bình, yếu, giáo viên không cần phải nâng cao trình độ?”, tôi đặt câu hỏi. Cô Ngọc Nhung không trả lời mà tâm sự: Hầu hết giáo viên được phân công đều có kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng. Hơn nữa, lãnh đạo nhà trường không đặt nhiều áp lực cho giáo viên, các em chỉ cần điểm trung bình nên giáo viên dạy có tâm lý thoải mái, chậm mà chắc. Những học sinh học yếu phải gợi mở nhiều hơn mới trả lời được. Các em ở trong môi trường yếu giống nhau nên dễ tiếp thu, tự tin.
2. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, tôi đã đến nhiều trung tâm GDNN - GDTX, nơi có những thầy cô giáo như Đặng Thân và Ngọc Nhung đang đứng lớp. Không như tôi nghĩ, chuyện về họ thật bất ngờ khi ngoài thời gian lên lớp, họ có quá nhiều những “công việc không tên”. Chẳng hạn, ở các trung tâm giáo dục thường xuyên không có chuyện học sinh đến nộp hồ sơ nhập học. Cán bộ, giáo viên của trung tâm phải lập đoàn, kết hợp với các hội, đoàn thể, trưởng thôn vào từng nhà vận động. Kinh nghiệm của nhiều giáo viên, những gia đình khó khăn sẽ dễ vận động các em đến trường hơn. Mỗi em mỗi hoàn cảnh, song tựu trung gia đình khó khăn, không đủ điểm vào bất cứ nguyện vọng nào tại các trường THPT công lập. Nơi đây chính là sự lựa chọn cuối cùng của các em.
Chuyện đến trường đã khó, chuyện học lại càng khó hơn. Lớp học ở các trung tâm không theo chuẩn quy định. Hầu như rất ít học viên lớn tuổi mà đa phần đều đúng độ tuổi. Có nơi, một lớp học chỉ có từ 5 đến 7 em; đông hơn thì được 20 em. Không như các trường phổ thông, mỗi lớp có vài ba em có sức học yếu, giáo viên đã tâm tư. Còn ở Trung tâm GDTX, “bói” cho ra một học sinh khá quả rất khó. Tính chung ở các trung tâm chỉ có từ 7 đến 10% học sinh trung bình và trung bình khá, còn lại là học sinh yếu, kém.
Các em được học theo hình thức kèm cặp và hầu như không có học sinh học thêm. Chỉ tính riêng môn toán và văn, giáo viên dạy tăng cường 2 tiết/tuần. Giáo viên phải tìm các giải pháp cơ bản, trọng tâm liên quan đến bài học, không ôn tập kiến thức quá cao với các em. Không dám mơ nhiều đến điểm 9 hay điểm 10, học sinh chỉ cần cố gắng đạt điểm ở mức trung bình là mừng lắm rồi. Và đôi khi, chỉ cần hôm nay các em cao điểm hơn hôm qua là có thể được khen thưởng, động viên. Riêng lớp 12, có trung tâm gửi các em về các Trường THPT công lập lân cận để ôn tập và thi thử. Nghe kể chuyện và chỉ hình dung thôi, tôi cũng đã hiểu sự chịu đựng của giáo viên khi dạy toàn học sinh cá biệt. Nếu không có lòng yêu nghề và dũng cảm đối diện, giáo viên trẻ khó có thể bám trụ.
Cô giáo Lê Thị Anh, Tổ trưởng Tổ GDTX Trung tâm GDNN - GDTX Hương Trà cho rằng, thầy cô chúng tôi xem học sinh như con em mình, luôn thân thiện, gần gũi với các em. Không chỉ dạy học, giáo viên còn tư vấn cho các em, nên gánh nặng tâm lý được giải tỏa. Còn thầy giáo Nguyễn Đức Lợi, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Phú Lộc kể rằng, cứ mỗi lần chào cờ, tôi đều động viên các em không phải chỉ có học giỏi mới ra đời thành đạt, mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố và sự nỗ lực của các em. Trong môi trường có sức học ngang bằng nhau, nhiều em tự tin, phấn đấu học tốt hơn. Mừng hơn khi được nhiều phụ huynh cho biết, các em từng bước đổi thay qua học tập và rèn luyện tại trung tâm.
3. Tôi nhớ chia sẻ của một thầy giáo trẻ dạy học của một trung tâm GDNN - GDTX mà mình chưa kịp nhớ tên khi thầy bảo, tốt nghiệp ra trường cũng đều mong muốn được về công tác ở một ngôi trường có danh tiếng cùng những em học sinh chăm ngoan, học tốt. Thế nhưng, nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”, không có môi trường GDTX cùng những giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, các học viên sẽ không có cơ hội để tiếp tục học tập để thay đổi cuộc đời”.
Tôi nghĩ, chính trách nhiệm đối với nghề “trồng người” đã thôi thúc giáo viên ở các trung tâm GDNN - GDTX trăn trở, tìm tòi những phương pháp mới, những giải pháp tốt để thích nghi và hòa nhập với môi trường GDTX, nâng dần chất lượng, hiệu quả giáo dục và giảng dạy thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Rất thực lòng, nếu ai cũng chê, cũng nản, cũng từ bỏ thì ai sẽ yêu thương, uốn nắn, dìu dắt học viên GDTX đi tìm tri thức để thay đổi cuộc đời.
Bài, ảnh: HUẾ THU - ĐĂNG TRÌNH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Sẽ giám sát chặt hoạt động đầu tư của DNNN
- ·TP.HCM: DN nợ thuế tăng cao
- ·Bình Định: Liên tiếp xảy ra tình trạng kẹt xe trên đèo An Khê do mưa lớn
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Thoái vốn theo lộ trình để tận dụng nhiều nguồn lực
- ·Thần đồng trẻ tuổi của Micrsosoft đã qua đời
- ·Đại hội IX Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Những máy tính bảng "đốt nóng" triển lãm MWC 2012
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Trung Bộ nắng nóng diện rộng, cao nhất 39 độ C
- ·GM dự định đầu tư hơn 2 tỷ USD để sản xuất ôtô điện và tự lái
- ·EIA: Mỹ trên đà trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu thô trong 2020
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Xe buýt hút ô nhiễm không khí tại Anh
- ·Thoái vốn theo lộ trình để tận dụng nhiều nguồn lực
- ·TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 3 điểm dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Hoài Linh phủ nhận chuyện đá xoáy Thành Lộc