【fenerbahçe đấu với sivasspor】Mua sắm của Chính phủ trong EVFTA: Những nội dung cần quan tâm
Chương mua sắm công trong Hiệp định được lấy tên gọi là “government procurement”,ắmcủaChínhphủtrongEVFTANhữngnộidungcầnquantâfenerbahçe đấu với sivasspor tức là mua sắm của Nhà nước/Chính phủ. Khái niệm này có thể hiểu nôm na là hoạt động đấu thầu của các cơ quan sử dụng ngân sách Chính phủ.
Việc mở cửa thị trường mua sắm công trong Hiệp định EVFTA dự kiến có những tác động nhất định. Về mặt tích cực, công tác đấu thầu sẽ minh bạch hơn, tính cạnh tranh cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn. Hàng hóa xuất xứ từ 28 nước thành viên trong EU sẽ có tính bổ sung cho hàng hóa Việt Nam, khi mà đa phần hàng hóa trong gói thầu mua sắm công Việt Nam chưa sản xuất được. Nhà thầu EU cũng chuyên nghiệp hơn, năng lực cao hơn. Cùng với đó, tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, “thông thầu” cũng sẽ được hạn chế. Chủ đầu tư sẽ phải làm việc chỉn chu, trách nhiệm hơn vì nhà thầu nước ngoài sẵn sàng khởi kiện nếu thấy không được đối xử công bằng, điều ít thấy ở nhà thầu trong nước. Tiền thuế của người dân do vậy được chi tiêu hiệu quả hơn, cũng tạo cơ hội cho các nhà thầu Việt Nam vươn ra thị trường mua sắm công rộng lớn của EU.
Mặc dù vậy, khả năng thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam, dù ngay trên “sân nhà”, cũng sẽ bị thu hẹp khi có các đối thủ EU cạnh tranh. Việt Nam cũng không được đưa ra các chính sách trực tiếp yêu cầu ưu tiên mua hàng trong nước, khuyến khích phát triển các ngành sản xuất trong nước. Nhập khẩu từ hoạt động mua sắm công cũng sẽ phần nào ảnh hưởng tới cán cân thanh toán… Tuy vậy, với lộ trình mở cửa từng bước và thời gian quá độ tương đối dài, các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng với các sức ép nêu trên.
Mở cửa thị trường mua sắm công yêu cầu cao hơn về tính công bằng, công khai, minh bạch. Ảnh Yến Nhung |
Cũng như Luật Đấu thầu, Chương mua sắm công của Hiệp định EVFTA đưa ra các quy tắc, quy trình trong quá trình lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên với mức độ yêu cầu cao hơn về tính công bằng, công khai, minh bạch. Theo đó, Việt Nam sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà thầu trong khối nước EU-VN (đấu thầu nội khối) hoặc đấu thầu quốc tế cho phép các nhà thầu EU dự thầu.
Một số nội dung chính của Chương mua sắm công như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Chương mua sắm công Hiệp định EVFTA áp dụng đối với các gói thầu trên ngưỡng mở cửa, thuộc các chủ đầu tư, bên mời thầu nêu tại Phụ lục của Chương (gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Sở thuộc Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh); hàng hóa, dịch vụ, kể cả dịch vụ xây dựng của gói thầu thuộc danh mục mở cửa và gói thầu không thuộc các trường hợp loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp định (chẳng hạn các gói thầu nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng…).
Đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử
Nguyên tắc cơ bản nhất của Chương mua sắm công là đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Chủ đầu tư có nghĩa vụ đối xử với nhà thầu, hàng hóa Việt Nam và nhà thầu, hàng hóa của các nước thành viên nội khối EVFTA (bao gồm các nước thành viên EU và Việt Nam) một cách công bằng.
Điều này có nghĩa là không được sử dụng các biện pháp ưu đãi hàng hóa, nhà thầu trong nước cũng như bất kỳ biện pháp nào để gia tăng hàm lượng nội địa hoặc đưa ra các yêu cầu về chuyển giao công nghệ… Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thời gian chuyển đổi để thực hiện các nguyên tắc này.
Quy định về xuất xứ
Khi thực thi Hiệp định EVFTA, Việt Nam có hai lựa chọn khi tổ chức chọn nhà thầu tham gia các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Một là, chỉ cho phép nhà thầu nội khối EVFTA dự thầu và chỉ cho phép hàng hóa xuất xứ từ các nước thành viên của nội khối EVFTA. Hai là, trong những trường hợp nhất định, gói thầu lớn và phức tạp, nếu thấy rằng việc mở rộng sự tham gia cho các doanh nghiệp ngoài khối EVFTA sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, Việt Nam có thể lựa chọn đấu thầu quốc tế như hiện nay vẫn đang làm.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Chương mua sắm công cho phép lựa chọn nhà thầu theo hai hình thức: 1- đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn hoặc không lựa chọn danh sách ngắn; 2- Chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc chỉ định thầu trong Chương mua sắm công Hiệp định EVFTA có nội hàm tương tự như hình thức chỉ định thầu/mua sắm trực tiếp/đấu thầu hạn chế theo Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, Chương mua sắm Chính phủ cũng khuyến khích đấu thầu qua mạng, chống tham nhũng trong đấu thầu, quy định về đăng tải thông tin, thời gian trong đấu thầu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Bất động sản đầu năm 2020: gặp khó giữa đại dịch Covid
- ·Hà Nội lên kế hoạch với 4 cấp độ phòng chống dịch virus corona
- ·Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Chỉ thị của Ban Bí thư: Nhanh chóng khống chế hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi
- ·Phòng chống virus corona: Không để xảy ra tình huống xấu hơn
- ·Thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·[Trực tiếp] Tọa đàm: Doanh nhân thời đại 4.0
- ·Thủ tướng: Không tăng giá dịch vụ công dồn dập vào một thời điểm
- ·Lộ diện ứng dụng cảnh báo người nhiễm virus corona gây sốt tại Trung Quốc
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Tiếp tục đề xuất giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Phòng chống virus corona: Không để xảy ra tình huống xấu hơn
- ·CPI tháng 5/2019 tăng 0,49%
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các SME là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị