【bologna – atalanta】Sớm có chính sách tín dụng mới, thông thoáng, ưu đãi cho bà con nông dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân
|
Có 192 nghìn tỷ đồng dư nợ do ảnh hưởng của cơn bão số 3
Tại hội nghị Đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới" do Thủ tướng Phạm Minh chủ trì, các đại biểu đã đặt ra vấn đề Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ khôi phục, phục hồi sản xuất nông nghiệp do tác động tiêu cực từ thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu; triển khai, mở rộng có hiệu quả chính sách về bảo hiểm nông nghiệp.
Nông dân Hoàng Thị Gái – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng nêu ý kiến: cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho ngành Nông nghiệp, nhiều nông dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Chính phủ đã và sẽ có những chỉ đạo gì để các ngân hàng thương mại giãn, hoãn các khoản vay cũ, đồng thời cho vay mới để người nông dân kịp thời khôi phục sản xuất cũng như tiếp cận dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp dễ dàng hơn?
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024. |
Trả lời vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, theo đánh giá sơ bộ sau bão có đến 126.000 khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại với tổng dư nợ lên đến 192.000 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo tổ chức tín dụng có biện pháp khoanh, giãn, hoãn nợ cho nông dân, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại sau bão, đồng thời tổ chức hội nghị với 26 tỉnh, thành phố để tìm ra giải pháp hỗ trợ vốn cho nông dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất.
NHNN cũng đánh giá thực tế những thiệt hại và cho rằng, cần có những chính sách cụ thể hơn, ngoài những chính sách chung hiện nay đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định trích lập dự phòng rủi ro, phân loại lại nợ.
Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 2 gói tín dụng hàng chục nghìn tỷ để hỗ trợ ngành thủy sản và lâm sản. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã được cung cấp thêm vốn để hồi phục sản xuất, mang lại kết quả xuất khẩu như hiện nay. |
Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão số 3 (bão Yagi) để kịp thời giúp bà con tháo gỡ được các khó khăn trước mắt.
Thông tư 53 bao gồm 9 điều, trong đó cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét cơ cấu số dư nợ gốc và lãi của khoản cho vay, cho thuê tài chính có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/09/2023 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ ngày 07/09/2024 đến 31/12/2025. Số dư nợ được xem xét cơ cấu còn trong hạn hoặc quá hạn không quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tuy nhiên, để hỗ trợ khách hàng có thời gian khắc phục hậu quả sau bão, thông tư cho phép xem xét cơ cấu lần đầu tiên đối với số dư nợ quá hạn trên 10 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết 10 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn số lần cơ cấu.
Ngoài chính sách chung, NHNN còn có chính sách cụ thể như hỗ trợ vốn cho bà con khôi phục, tái sản xuất lại.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn
Theo ông Đào Minh Tú, về vấn đề tín dụng nông nghiệp nông thôn nông dân đã có nhiều chính sách ban hành và hiện có 8 chính sách dành cho nông dân, nông thôn để bà con nông dân được ưu đãi.
Đặc biệt có Nghị định 55/2015/NĐ-CP, sau là Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương này và đã phát huy hiệu quả tích cực.
Hiện nay NHNN đang tiếp tục rà soát lại Nghị định 55, nhận thấy một số đối tượng cần được bổ sung là nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn cần được hưởng ưu đãi chính sách này. Trong thời gian tới, chính sách sẽ sớm được ban hành, tạo điều kiện cho các HTX, hộ nông dân tiếp cận được vay gấp 2-3 lần trước đây không cần tài sản đảm bảo, hoặc tham gia các chuỗi giá trị liên kết, chương trình, dự án như 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và những chương trình khác hoàn toàn là những đối tượng ưu đãi cả về lãi suất và cho vay, cũng như các điều kiện hỗ trợ khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trả lời câu hỏi của nông dân. |
Bổ sung thêm về nội dung tín dụng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trước khi bão số 3, Chính phủ đã giao các NHNN cần có chính sách tín dụng cho các lĩnh vực, đặc biệt là về nông nghiệp.
Sau bão số 3, Chính phủ cũng đã chỉ đạo lãnh đạo NHNN xuống Quảng Ninh, Hải Phòng, 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất sau thiên tai để khảo sát và có ngay chính sách để tháo gỡ ngay cho bà con, các địa phương khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất hiệu quả nhanh nhất.
Thủ tướng Chính phủ chỉ định mấy ngày sau bão, NHNN phải họp và đưa ra được cơ chế chính sách tín dụng tháo gỡ về vốn cho nông dân, doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão. Sau đó đã có nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện ngay rất hiệu quả. Còn đối với bảo hiểm nông nghiệp, sau bão chúng ta mới thấy bảo hiểm nông nghiệp rất quan trọng, theo đó, các bộ ngành cần phải nghiên cứu để đưa ra chính sách bảo hiểm nông nghiệp đạt hiệu quả và đi vào cuộc sống, thực tế giúp nông dân.
Thông qua các kênh khác nhau, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp nhận được gần 3.000 ý kiến, kiến nghị; trong đó, tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng
- ·Ra mắt Chợ an toàn
- ·Ấn tượng Hội thi tìm hiểu Chương trình 50
- ·Khởi công cầu Bà Năm
- ·Kiểm điểm cán bộ địa chính đi nhậu, không xử lý hồ sơ cho dân
- ·Bàn giao 3 mái ấm tình thương
- ·Thường xuyên xây dựng ngành tổ chức xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
- ·Chưa cấp giấy chứng nhận vì vướng quy định về giá thu tiền sử dụng đất
- ·Năm 2025: Đổi mới thành công, Việt Nam sẽ có những bước tiến kỳ diệu
- ·Xóm Sài Gòn ngày ấy
- ·Sửa đổi các luật thuế: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
- ·Tiếp tục giữ gìn, vun đắp sự đoàn kết thống nhất, đưa Hậu Giang phát triển
- ·Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn
- ·Thiết thực những túi quà an sinh cho người lao động
- ·Soi kèo góc Brentford vs Arsenal, 0h30 ngày 2/1
- ·Vận dụng quan điểm của Lênin đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
- ·Quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng
- ·Chủ động chuẩn bị tổ chức tốt đại hội điểm công đoàn
- ·Quảng Nam giảm 6 sở ngành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Đảng bộ thị xã Vị Thanh ra đời