【kết quả đức hạng 2】"Thợ săn học bổng" làm thêm kiếm 250 triệu đồng đưa bố mẹ du lịch châu Âu
"Thợ săn học bổng" làm thêm kiếm 250 triệu đồng đưa bố mẹ du lịch châu Âu
Thu Hoài(Dân trí) - Trần Thị Ngân nhận được 5 học bổng du học toàn phần bậc thạc sĩ tại châu Âu. Cô gái vừa học, vừa làm thêm để có 250 triệu đồng đưa bố mẹ đi du lịch, đồng thời hỗ trợ em gái học phí.
Hành trình tại "trái tim của châu Âu" làm thay đổi cuộc đời cô gái trẻ
Trần Thị Ngân (sinh năm 1999) sở hữu bằng cử nhân loại xuất sắc (GPA 3.84/4.0) chuyên ngành kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương và hàng loạt thành tích khủng từ lúc chưa tốt nghiệp đại học.
Năm 2022, Ngân nhận được lời mời nhập học từ 5 quỹ học bổng tại châu Âu khi chưa tốt nghiệp đại học. Ngân từng nghĩ, với thành tích học tập khiêm tốn của bản thân cô sẽ gặp khó khăn trong việc xin học bổng.
Tuy nhiên, dựa vào khả năng viết luận tốt, nữ sinh đã trở thành một ứng viên tiềm năng có thể nhận được các chương trình học bổng.
Sau 3 tháng, Ngân nhận được đồng thời hai học bổng France Excellence và Eiffel Excellence của Đại sứ quán Pháp và Bộ Ngoại giao Pháp, học bổng Erasmus Mundus của Ủy ban Liên minh châu Âu tại Đức, học bổng International Excellence của Đại học Padova (Ý) và học bổng từ trường Đại học Wageningen (Hà Lan).
Ngân cho biết, những học bổng cô nhận được đều không phải chi trả phí ăn, ở, sinh hoạt và di chuyển cho 1-2 năm học (tùy theo chương trình học).
Do vấn đề tài chính cá nhân, khi lựa chọn gửi hồ sơ, nữ sinh chỉ nhắm đến học bổng toàn phần.
Được biết, trước khi nhận học bổng toàn phần từ các nước châu Âu, năm 2020, Ngân từng nhận được học bổng Erasmus+ trị giá 5.200 euro (khoảng 130 triệu đồng) cho kỳ trao đổi sinh viên ở Bỉ.
"Học bổng này đến với mình như một cái duyên, mình nộp trao đổi trước và tình cờ có cơ hội đặt chân đến đất nước được mệnh danh là "trái tim của châu Âu", Ngân kể.
Giữa sinh viên trao đổi cùng đến UHasselt năm đó, mình cảm thấy may mắn khi nhận được phần học bổng cho cả chuyến bay và chi phí sinh hoạt, miễn học phí tại trường đối tác", Ngân nói.
Chia sẻ quá trình làm hồ sơ xin học bổng Erasmus+, nữ sinh cho biết: "Với học bổng này, sinh viên có nhu cầu cần phải nộp qua trường đại học mà các bạn đang theo học để được đề cử qua trường đối tác thay vì tự do nộp như học bổng thạc sĩ.
Để có thể thuận tiện trong quá trình làm hồ sơ, các bạn nên liên hệ với thầy cô từ phòng Hợp tác Quốc tế trường mình để được hỗ trợ chi tiết.
Theo mình được biết, hàng năm, sinh viên Việt Nam được nhận rất nhiều đãi ngộ với các học bổng mình đạt được. Vậy nên, mình rất khuyến khích mọi người nộp để được du học miễn phí.
Ngoài ra, các bạn hãy luôn giữ cho mình kết quả học tập tốt nếu các bạn còn đang đi học, xác định mục tiêu học bổng từ sớm để có chiến lược xây dựng hồ sơ".
Ngân cho biết, sau khi nhận học bổng của kỳ trao đổi sinh viên, suốt 6 tháng đầu năm 2020, nữ sinh được khám phá 7 quốc gia châu Âu và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Chuyến đi này đã làm thay đổi cuộc đời và cách nhìn nhận bản thân của cô gái trẻ.
"Đó chính là chuyến đi đã làm thay đổi cuộc đời mình và tạo cho mình động lực để quay trở lại châu Âu.
Trước đây, mình chưa thực sự tự tin vào bản thân và luôn mang nặng suy nghĩ mình không đủ giỏi để học thạc sĩ.
Tuy nhiên, thời điểm sau khi tham gia chuyến đi trao đổi, mình đã dám bước ra khỏi vùng an toàn và mở rộng tư duy. Bên cạnh đó, mình cảm thấy vui và may mắn khi gặp được những người cộng sự của hiện tại", Ngân chia sẻ.
Hành trình xin học bổng từ bộ hồ sơ "ba không"
Tháng 8/2020, Ngân quay trở về Việt Nam tiếp tục hoàn thành chương trình học tại Trường Đại học Ngoại thương.
Với trải nghiệm thú vị, bổ ích từ kỳ trao đổi, nữ sinh đã lên kế hoạch xây dựng, hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục xin học bổng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cô gái trẻ sở hữu cho mình bộ hồ sơ ba không: không IELTS, không nghiên cứu khoa học, không hoạt động ngoại khóa nổi bật.
"Mình bắt đầu học tiếng Anh vào cuối năm lớp 12 vì muốn đậu đại học, tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc học ngữ pháp chứ không có khả năng nghe, nói đủ tốt để đi du học.
Sau này, khi lên đại học, mình thấy áp lực với bạn bè nên bắt đầu học nghe, nói và thi các chứng chỉ Toeic và IELTS. Bốn năm ở Trường Đại học Ngoại thương đã giúp mình thay đổi theo hướng tích cực.
Nhờ đó, khi tham gia vào vòng tuyển chọn học bổng, mình hoàn toàn tự tin để trả lời phỏng vấn và thể hiện bản thân bằng tiếng Anh. Mình nghĩ IELTS hiện tại là tiêu chuẩn cơ bản để các bạn có thể nộp học bổng du học.
Bởi vậy, thi IELTS là điều cần thiết và quan trọng dù một số trường có miễn chứng chỉ ngoại ngữ cho các bạn học đại học chương trình tiếng Anh", Ngân bộc bạch.
"Tuy nhiên, mọi người không nên quá đề cao chứng chỉ này, nó không nói lên quá nhiều về bản thân mỗi người và độ mạnh của hồ sơ học bổng du học", Ngân nói.
Bên cạnh đó, Ngân cũng không ngừng hoàn thiện hồ sơ thông qua những bài thi khoa học, chứng chỉ ngoại ngữ và hoạt động quốc tế. Nữ sinh đã nhận được học bổng Khuyến khích học tập cho 4 học kỳ liên tiếp; học bổng Xuất sắc Honda Awards năm 2021 toàn quốc.
Đồng thời, cô cũng sở hữu 5 bài báo công bố khoa học ở các lĩnh vực: giáo dục, quản trị kinh doanh, kinh tế và tham gia một số cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Ngoại thương và giải thưởng khoa học Eureka.
Ngoài ra, nữ sinh còn tham gia các hoạt động câu lạc bộ sinh viên, chương trình ngoại khóa và hỗ trợ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Cuối năm 2021, nữ sinh hoàn thành bộ hồ sơ xin học bổng với bảng thành tích khá dày.
Năm 2022, Ngân được đề cử làm đại diện của Việt Nam tham dự Youth Summit (Hội nghị thượng đỉnh thanh niên) tại Brussels và tham luận cho sáng kiến hợp tác giáo dục giữa hai khu vực EU - ASEAN.
Ngân tâm sự: "Mình cảm thấy tự hào khi được trở thành Đại sứ cho QS Ranking với hoạt động giáo dục của họ tại Việt Nam, bởi đây là lĩnh vực mình đang muốn đóng góp đến. Năm tới này, mình có kế hoạch hợp tác với các tổ chức về giáo dục khác để xúc tiến các hoạt động giáo dục".
Làm thêm để có tiền đưa bố mẹ đi du lịch châu Âu và hỗ trợ em gái du học
Hiện tại, Ngân vừa hoàn thành chương trình du học tại Đức. "Mình đang có kế hoạch sẽ ở lại châu Âu sau khi tốt nghiệp. Điểm GPA của mình ở Đại học Bonn (Đức) đang là 1.5/5.0 (tương đương 90%).
Để có thêm chi phí sinh hoạt, mình vừa học vừa làm công việc như một người hướng dẫn các bạn sinh viên Việt Nam nộp học bổng du học.
Năm vừa qua, mình tự hào vì đã hỗ trợ được hơn 1.000 bạn sinh viên từ các lớp học bổng.
Các bạn hay nói mình là "thợ săn học bổng" vì mình đã giúp rất nhiều bạn đạt được học bổng danh giá như GOI-IES (Ireland), France Excellence (Pháp), Women in STEM (UK), Erasmus Mundus (EU), Finland Scholarship (Phần Lan), Danish Scholarship (Đan Mạch)", Ngân chia sẻ.
Với Ngân, thành tích to lớn và điều khiến nữ sinh tự hào nhất trong những năm qua chính là dành ra 250 triệu đồng đưa bố mẹ đi du lịch 6 nước châu Âu và hỗ trợ tài chính cho em gái đi du học.
Ngân chia sẻ: "Mình là người yêu gia đình. Tất cả động lực sống và làm việc của mình đều xuất phát từ tình yêu gia đình.
Năm 2022, ngay sau khi mình đặt chân đến nơi chứa đựng những thành phố lãng mạn nhất thế giới, mình đã xin visa thăm thân từ Đại sứ quán Đức để đưa bố mẹ đi du lịch.
Đầu năm 2023, gia đình mình đã đi được 6 nước châu Âu là Đức, Pháp, Bỉ, Áo, Ý và Hà Lan trong vòng 15 ngày. Thực ra, mục tiêu đưa bố mẹ đi du lịch đã được mình đặt ra từ năm 2020, khi nhận học bổng Erasmus+",
Ngân hiểu bố mẹ cũng đã vất vả nhiều, vì vậy, cô muốn làm cho bố mẹ thật vui và tự hào về mình. Ngoài ra, bố mẹ Ngân còn rất trẻ để có thể tung tăng trải nghiệm cùng con cái, vậy nên, đây là thời điểm phù hợp hơn cả.
"Với mình ý nghĩa của việc kiếm tiền chính là để mang lại những niềm vui tinh thần và giá trị về mặt trải nghiệm. Vậy nên, mình cũng hy vọng gia đình mình có được trải nghiệm như thế.
Vì lẽ đó, vào năm nay, mình đã đóng chứng minh tài chính khoảng 6.000 euro (khoảng 150 triệu đồng) để em gái đi học trao đổi ở Đức với hy vọng em sẽ có được quãng thời gian ý nghĩa ở môi trường mới", Ngân tâm sự.
Ngoài ra, nữ sinh đang học thêm tiếng Pháp và tiếng Đức để dùng cho sinh hoạt hàng ngày khi đi du học.
Bàn về khó khăn khi đi du học ở nhiều nước, Ngân cho hay: "Ở trường học, sinh viên được học hoàn toàn bằng tiếng Anh nên mình không gặp bất cứ khó khăn nào.
Các thầy cô ở Đức, Bỉ dạy hay và cũng rất giỏi tiếng Anh. Khi đi học ở nhiều nước, vì là sinh viên trao đổi, mình thấy khó khăn nhất là vấn đề di chuyển nhiều, liên quan đến chuyển nhà, giấy tờ cư trú.
Bên cạnh đó, cũng sẽ có nhiều bạn khó hòa nhập với môi trường mới nếu chỉ ở một nơi 6 tháng và phải liên tục di chuyển trong châu Âu để lấy bằng kép. Tuy nhiên, so với những lợi ích mà học bổng mang lại, mình nghĩ rằng, mọi trải nghiệm đều quý giá".
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Việc buôn bán ở cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần được siết chặt!
- ·Hà Nội: Giá đất tại huyện Gia Lâm vượt mốc 100 triệu đồng/m2
- ·Bất động sản nghỉ dưỡng khó phục hồi trong ngắn hạn
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Doanh nghiệp Thái Lan “rùng mình” trước giá đất tại Việt Nam
- ·Dự báo hụt nguồn thu ngân sách, Quảng Ngãi ưu tiên những dự án trọng điểm
- ·Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng sang mục đích khác
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Ai “bôi bẩn” các tuyến đường ?
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Quy định mới về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm
- ·Hết thời “tay không” làm dự án bất động sản
- ·Thống nhất phương án thu hồi đất cho dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Kinh doanh phế liệu, pallet trong khu dân cư: Tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ
- ·Vụ mượn đất nhưng không trả: Sẽ xử lý dứt điểm
- ·Phường Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An: Người dân góp tiền vá đường
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Những nút thắt khó gỡ của bất động sản Khánh Hòa