会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【pari vs】Có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng thiếu dự án để khối ngoại “xuống tiền”!

【pari vs】Có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng thiếu dự án để khối ngoại “xuống tiền”

时间:2024-12-23 22:33:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:154次

Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào ‘tầm ngắm’ của một lượng lớn nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI). Thị trường bất động sảnViệt Nam,ónhiềutàisảnđangthoáivốnnhưngthiếudựánđểkhốingoạixuốngtiềpari vs trong đó đáng chú ý là TP.HCM và Hà Nội có những bước phát triển nhanh chóng. Hoạt động M&Anói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng cũng được ghi nhận đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch.

Hiện các giao dịch đầu tư và M&A bất động sản vẫn diễn ra. Tuy nhiên các giao dịch trong năm 2023 đã được ghi nhận theo dữ liệu của RCA và Cushman & Wakefield có số lượng ít hơn và tổng giá trị nhỏ hơn 2022. Tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A bất động sản tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% do so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn. Trong khi năm 2022 có thương vụ mua lại dự ánvăn phòng Capita Place trị giá 500 triệu USD.

Nhìn chung, số liệu giao dịch 2023 cho thấy các nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động giao dịch, thu mua, và đầu tư bất động sản; trong khi khối nội chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng giao dịch. Dẫn đầu thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn là các nhà đầu tư từ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, và am hiểu pháp luật địa phương.

Điều này do doanh nghiệpnội hiện vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tiếp cận được dòng vốn.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Trong đó, điều quan trong hơn hết với các nhà đầu tư là tỷ suất sinh lợi hấp dẫn ở một thị trường mới nổi như Việt Nam chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn lại các giao dịch trong giai đoạn 2018 đến 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó loại hình nhà ở và công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượng 46% và 28%, theo dữ liệu từ RCA và Cushman & Wakefield. Điều này cho thấy khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam, phục vụ chính cho nhu cầu an cư, lạc nghiệp.

Phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn vẫn luôn được săn đón ngay khi xuất hiện cơ hội.

Trong khi đó, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các bất động sản văn phòng có vị trí tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở TPHCM, khi họ đặt mục tiêu kỳ vọng vào tiềm năng gia tăng giá trị và sự giảm của tỷ suất vốn hóa.

Trong vòng 5 năm qua, khi giá thuê và công suất cho thuê của các tòa nhà văn phòng được cải thiện, đặc biệt với các tòa nhà văn phòng hạng A có chất lượng tốt, công suất cho thuê cao, vị trí đắc địa, đã tạo nên sự khan hiếm cho thị trường. Đáng chú ý, năm 2022 thị trường văn phòng lần đầu tiên ghi nhận một thương vụ M&A lớn kỷ lục với giá trị 557 triệu USD.

Sau 2 năm hoạt động đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chững lại dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, thị trường đã bắt đầu ghi nhận xuất hiện các thương vụ giao dịch thuộc mảng bất động sản nghỉ dưỡng, điển hình như thương vụ bán 2 khách sạn ibis Saigon South và Capri by Fraser tại TP.HCM.

Năm 2023 thị trường cũng chứng kiến một thương vụ giao dịch lớn thuộc phân khúc Bán lẻ trị giá lên tới 52 triệu USD do tập đoàn Keppel Land của Singapore thực hiện nhằm mua lại 65% cổ phần doanh nghiệp sở hữu bất động sản bán lẻ này.

Theo bà Trang Bùi, dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Vấn đề về độ hoàn thiện của hồ sơ pháp lý dự án hiện đang là thách thức với cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển, sự phù hợp về chiến lược và giá trị kỳ vọng là một quá trình nghiên cứu thử thách cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, hầu hết các bất động sản chào bán trên thị trường thường không công bố rộng rãi và chính thức dẫn đến khả năng tiếp cận các tài sản tốt là rất eo hẹp. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

Tuy còn nhiều thử thách, nhưng Cushman & Wakefield tin rằng đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chínhmạnh.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Năm 2019 sẽ không còn câu chuyện giải cứu nông sản
  • Bói bài Tarot ngày 2/6/2024: Người bạn yêu chung thuỷ hay dễ đa tình lăng nhăng?
  • Giá dầu trên thị trường châu Á tăng lên do đồng USD yếu đi
  • Trắc nghiệm tình yêu: Trong lòng người ấy, bạn hay sự nghiệp tiền tài quan trọng hơn?
  • Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 11.800 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp
  • 12 cung hoàng đạo thứ 4 ngày 17/7/2024: Ma Kết vạch lá tìm sâu, Bảo Bình gặt được 'quả ngọt'
  • Trắc nghiệm tính cách: Bản chất của bạn là mèo con hay sói hoang?
  • 12 cung hoàng đạo thứ 7 ngày 22/6/2024: Bảo Bình cần phá cách, Nhân Mã áp lực tiền bạc
推荐内容
  • Hà Nội: Xử lý hơn 1.200 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
  • Thương vụ sáp nhập gần 10 tỷ USD giữa hai công ty thanh toán Anh, Mỹ
  • 12 cung hoàng đạo: Các cung hoàng đạo trước và sau khi yêu thật lòng khác nhau thế nào?
  • Tết về nhà, ngại nhất bố mẹ giục yêu đương
  • Lễ ra mắt Câu lạc bộ nghề Luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Phong vị tết Hà Thành trên đường hoa xuân và phố đi bộ Pont de Long Bien