【top ghi bàn bóng đá ngoại hạng anh】Đề nghị nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản cho người dân vùng ĐBSCL
(CT) - Sáng 26-10,ĐềnghịnângcaonăngsuấtchấtlượnggiátrịnôngsảnchongườidânvùngĐtop ghi bàn bóng đá ngoại hạng anh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20-1-2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010 (Nghị quyết số 21); Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2011-2020 (Kết luận 28).
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Hè dự tại điểm cầu trực tuyến UBND TP Cần Thơ.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, phát biểu tham luận tại hội nghị. Ảnh: ANH DŨNG
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2004-2020, ngành Nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,54% GDP lĩnh vực nông nghiệp cả nước; tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nông nghiệp đạt 4,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (3,76%). Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng chiếm 45,08% cả nước với tốc độ tăng bình quân 4,17%/năm. ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,51 triệu tấn gạo, chiếm 56% tổng sản lượng của cả nước; 671.700 tấn tôm, chiếm 83,51%; 1,41 triệu tấn cá tra, chiếm 98% và 4,3 triệu tấn trái cây, chiếm 60%. Diện tích sản xuất muối của các tỉnh ĐBSCL đến năm 2020 là 3.349ha, sản lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu của vùng... Về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2020, vùng ĐBSCL đã có 60,8% số xã đạt chuẩn NTM (TP Cần Thơ và tỉnh Bạc Liêu có 100% số xã đạt chuẩn).
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28 của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Vùng đang dần mất những lợi thế phát triển, quá trình phát triển đang chậm lại so với nhiều vùng khác; lĩnh vực nông nghiệp vốn có lợi thế nhưng chưa phát huy hết tiềm năng; nhiều chuỗi giá trị quan trọng chưa được hình thành và phát huy tác dụng; hợp tác và liên kết vùng chưa thực sự hiệu quả; giao thông vẫn tiếp tục là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế...
Bộ NN&PTNT xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2030 là tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông, lâm, thủy sản (NLTS) đạt trên 5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động NLTS đạt trên 5%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 30%... Tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng GDP nông nghiệp duy trì trên 3%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS đạt trên 7%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động NLTS đạt trên 7%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 50%; thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2030; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 50%...
Hầu hết lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL dự hội nghị đều khẳng định, sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây. Do vậy, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo, thủy sản và trái cây để người dân nâng cao thu nhập và đời sống từ các mặt hàng chủ lực này. Đồng thời mong muốn Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận ý kiến của lãnh đạo các tỉnh, thành phố để tham mưu Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính trị xem xét. Đồng thời khẳng định, Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi của vùng nhằm bảo đảm sản xuất của nhân dân; đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Quan tâm trồng rừng ngập mặn, nhất là rừng phòng hộ ven biển để chống sạt lở bờ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và chống ngập mặn. Thực hiện tốt việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để hình thành các vùng sản xuất lớn; xây dựng hạ tầng logistics cho hợp tác xã nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; quan tâm phát triển các ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Tin, ảnh: ANH DŨNG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Bộ Công Thương đề xuất: Tăng tính linh hoạt điều hành giá xăng dầu
- ·Hết mua tạm trữ, giá lúa gạo giảm mạnh
- ·Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Mexico
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Cập nhật kết quả hoạt động của Kho bạc các địa phương
- ·Thí điểm áp dụng chế độ chi đặc thù cho Cục Hàng hải Việt Nam
- ·Tây Nguyên
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Định danh khách hàng điện tử giúp minh bạch mọi giao dịch của bảo hiểm Generali
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Eximbank khai trương chi nhánh Bắc Giang
- ·Loại bỏ hành vi thôn tính doanh nghiệp không lành mạnh
- ·30 triệu USD hạn chế suy thoái rừng
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Các tỷ phú giàu nhất tiết lộ phi vụ kiếm tiền đầu tiên
- ·Giá vàng nhẫn tăng cao, có loại đắt thêm 200.000 đồng/lượng
- ·Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: ‘Cân nhắc để có lợi ích hài hòa’
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Sẽ tăng gấp đôi mức phạt đối với tổ chức vi phạm