【ae goal】10 người đứng đầu bị xử lý hình sự do để xảy ra tham nhũng
Báo cáo về công tác phòng,ườiđứngđầubịxửlýhìnhsựdođểxảyrathamnhũae goal chống tham nhũng năm 2022 của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có nhiều mặt cao hơn năm trước.
Từ đó, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
74 người kê khai tài sản, thu nhập chưa đúng quy định
Số liệu báo cáo cho thấy, trong năm 2022, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng có chuyển biến tích cực.
Các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 8.300 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm.
Ngoài ra, nhiều nơi đã tiến hành kiểm tra tại 6.980 cơ quan, tổ chức, đơn vị (tăng 26,2% so với năm 2021) về thực hiện quy tắc ứng xử; từ đó đã xử lý 178 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (tăng 98 trường hợp so với năm 2021). Đặc biệt, có 7 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 135,3 triệu đồng.
Trong kỳ báo cáo, đã có có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Thủ tướng đã phê duyệt định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 và các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên.
Đến nay, có 7.662 người được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện. Qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định.
Trong năm có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Trong đó, xử lý hình sự 10 người, cách chức 1 người, cảnh cáo 5 người và khiển trách 3 người.
Báo cáo cũng cho thấy, công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” tạo bước đột phá trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiều sai phạm đã được hợp thức hoá, tiêu huỷ tài liệu, chứng cứ
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tồn tại. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc.
Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý thiếu chặt chẽ; một số trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; thiếu kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp.
Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét.
Công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án hiệu quả chưa cao. Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng cán bộ thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật lại có hành vi tham nhũng, gây bức xúc trong dư luận.
Chính phủ cũng lưu ý, một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận diện đầy đủ mức độ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Cơ chế kiểm soát quyền lực trên nhiều lĩnh vực chưa cụ thể, chậm được hoàn thiện, việc tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được chú trọng đúng mức.
Cơ chế khuyến khích, bảo vệ người dân tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực thực hiện chưa hiệu quả... Trong khi, các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực có tính chất phức tạp, nhiều vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Chính phủ chỉ rõ, đối tượng phạm tội tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn nên có kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ rộng; tội phạm thường xảy ra trước đó đã lâu, qua nhiều lần kiểm tra, thanh tra mới bị phát hiện nên nhiều nội dung sai phạm đã được các đối tượng hợp thức hoá, tiêu huỷ tài liệu, chứng cứ... gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong phát hiện, điều tra, xử lý.
Thời gian tới và trong năm 2023, Chính phủ đặt ra hàng loạt nhiệm vụ giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong đó, sẽ tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định…
-Toàn ngành thanh trađã triển khai 5.800 cuộc thanh tra hành chính và 115.122 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế 51.657 tỷ đồng, 12.004 ha đất; kiến nghị thu hồi 21.472 tỷ đồng. Đồng thời, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.777 tập thể và 4.726 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 384 vụ, 196 đối tượng. - Kiểm toán Nhà nướcđã kiến nghị xử lý tài chính 56.725,3 tỷ đồng; chuyển 9 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra. - Cơ quan hành chính nhà nước các cấpđã giải quyết 14.616 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 81,8%. Qua đó, kiến nghị thu hồi cho nhà nước 131 tỷ đồng, 117,5 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 145,3 tỷ đồng, 4,6 ha đất; kiến nghị xử lý 428 người; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 24 vụ, 46 đối tượng. -Các cơ quan điều tra trong công anđã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 389 vụ, 847 bị can (tăng 107 vụ, 311 bị can so với cùng kỳ năm trước). Hiện, đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 309 vụ, 721 bị can. -Viện KSND các cấpthụ lý giải quyết 416 vụ/1095 bị can; đã giải quyết 353 vụ/893 bị can; trong đó: truy tố 351 vụ/891 bị can, chiếm 99,4% tổng số án đã giải quyết; đình chỉ 02 vụ/02 bị can. -TAND các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 498 vụ/1.235 bị cáo; đã giải quyết 382 vụ /949 bị cáo; xét xử 285 vụ/680 bị cáo về các tội tham nhũng, trong đó có 5 bị cáo tuyên phạt tù chung thân; 27 bị cáo bị tuyên phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm. |
Chống tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng
Để việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải làm trong sạch đội ngũ những người làm công tác phòng, chống tham nhũng.(责任编辑:Thể thao)
- ·Sóc Bom Bo
- ·Bí quyết nấu nồi canh cá không tanh
- ·Vì sao phụ nữ Hàn ngại mặc bikini
- ·Trung Quốc sẽ giảm nhiều loại phí với trị giá 45 tỷ USD
- ·HLV Kim Sang
- ·Samsung có khả năng mất vị thế là nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu
- ·Ghép 2 thế hệ sống chung ở Mỹ: Người trẻ tiết kiệm, người già vui
- ·4 câu của chồng còn đau gấp ngàn lần chữ 'ly hôn', đừng nói ra với vợ
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Chồng ngoại tình, mang 13 tỷ cho bồ, vợ làm điều ai cũng ủng hộ
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Người đàn ông đáng sợ nhất trên TikTok
- ·Tăng trưởng xanh – Chìa khoá cho phát triển bền vững
- ·Nắm bắt cơ hội bán hàng trực tuyến để quảng bá sản phẩm Việt
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Cách sắp xếp để ngôi nhà tạo cảm giác bình yên
- ·Nhộn nhịp xuất khẩu gạo
- ·Australia tăng mức phạt doanh nghiệp công nghệ vi phạm quyền riêng tư
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Apple Watch tiếp tục thống trị thị trường đồng hồ thông minh toàn cầu