会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【volendam – ajax】Xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu: Có phù hợp?!

【volendam – ajax】Xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu: Có phù hợp?

时间:2024-12-23 21:01:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:978次

xu ly ruou nhap lau bi tich thu co phu hop

Những vụ liên quan đến mặt hàng rượu nhập lậu thường mang tính nhỏ lẻ. (Trong ảnh: Rượu ngoại nhập lậu do Đội Kiểm soát hải quan, Cục Hải quan Quảng Trị bắt giữ). Ảnh: HỮU LINH

Ông Lê Minh Thành, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Quảng Trị) cho biết, năm 2014, đơn vị đã phát hiện, xử lý trên 15 tỷ đồng hàng hóa vi phạm (trừ tang vật thuốc lá lậu), số hàng hóa bán đấu giá trên 8 tỷ đồng. Trong số hàng hóa bị tịch thu có rượu ngoại nhập lậu gồm các nhãn hiệu: Chivas, Hennessy, Remy Martin, Ballantines…, chiếm trên 30% trị giá hàng hóa.

Tại Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 7-12-2012 hướng dẫn xử lý vi phạm kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu (gọi tắt là Thông tư 36) quy định: “Việc xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu trong một số vụ vi phạm buộc phải tiêu hủy khi không có nhãn hiệu, không xác định được nhà sản xuất; đồng thời có số lượng tang vật dưới 100 đơn vị sản phẩm”. Những vụ có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên sẽ được giám định, nhưng tất cả các sản phẩm rượu phải có cùng ký hiệu mã hiệu, cùng chủng loại, cùng dung tích và được đóng gói thống nhất như nhau; có hình thức bên ngoài (kiểu dáng, màu sắc chai, lọ, bình) nhãn sản phẩm, nắp chai, tem NK, các dấu hiệu riêng của nhà sản xuất giống nhau và không bị trày xước, hư hỏng, không có dấu hiệu tái sử dụng thì tỷ lệ mẫu để giám định ít nhất 5% số lượng rượu bị tịch thu. “Phương pháp lấy mẫu rượu để giám định sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên, khách quan, trung thực trong số rượu bị tịch thu… Tuy nhiên trong số 100 đơn vị sản phẩm có tối thiểu 1 đơn vị sản phẩm trên tổng số mẫu được giám định có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp, hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) thì bị tiêu hủy theo quy định”.

Thông tư 36 cũng quy định: “Rượu nhập lậu chỉ được bán đấu giá khi toàn bộ số mẫu giám định theo quy định như trên mà có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp và phù hợp với quy chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc phù hợp với quy chuẩn an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng). Trình tự thủ tục thực hiện việc bán đấu giá, kinh phí thu được phải thực hiện theo quy định”.

Theo ông Lê Minh Thành, nếu căn cứ vào quy định hiện hành thì phần lớn rượu nhập lậu do đơn vị bắt giữ sẽ buộc phải tiêu hủy. Bởi, số vụ việc liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép rượu qua địa bàn chủ yếu là mang tính nhỏ lẻ. Đơn cử như đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 84 chai Rượu Ballantines (750 ml/chai, 40%vol) Scotland sản xuất. Tương tự, ở một vụ việc khác, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 60 chai rượu Ballantine’s 17 years, 70cl/chai, 43%vol Scotland sản xuất… Tất cả các vụ việc trên đều phát sinh sau khi Thông tư 36 có hiệu lực nên hàng hóa bị tịch thu đều bị tiêu hủy theo quy định. Hàng hóa nhập lậu bị tịch thu cũng được coi là tài sản Nhà nước, do đó nếu thực hiện theo quy định trên cũng gây lãng phí tiền của.

Đồng tình với quan điểm tiêu hủy rượu tịch thu sẽ gây lãng phí, tuy nhiên đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho rằng: Ở một khía cạnh nào đó, chính sách đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì việc xử lý đối với những vụ việc buôn lậu liên quan đến mặt hàng rượu thường không giống nhau về chủng loại, cũng như trị giá hàng hóa vi phạm. Do vậy nếu trong xử lý tang vật rượu bị tịch thu đều lấy mẫu giám định, rồi bán đấu giá sẽ không hợp lý. Bởi vì để bán đấu giá đối với rượu nhập lậu bị tịch thu là rất phức tạp, chi phí cao (chi phí lấy mẫu giám định, chi phí bảo quản…). Trong nhiều trường hợp, rượu nhập lậu bị tịch thu có trị giá thấp hơn chi phí lẫy mẫu giám định.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Gỡ thẻ vàng cho thủy sản: Sẽ tăng mức xử phạt vi phạm ngang bằng tiêu chuẩn EC
  • Giá vàng hôm nay 20/11: Tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp, vàng đắt nhất 1 tuần
  • Giá cà phê hôm nay 14/11: Tiếp đà tăng, trong nước vượt 110.000 đồng/kg
  • Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Hồi phục nhẹ
  • Chỉ đạo 'nóng' của Chính phủ để gỡ ‘thẻ vàng’ thủy sản
  • Khai trương chuỗi cửa hàng Best Farm của Nông dân Việt Nam xuất sắc
  • Giá cà phê hôm nay 14/11: Tiếp đà tăng, trong nước vượt 110.000 đồng/kg
  • Phát hiện một cơ sở nghi sản xuất viên sủi giả với số lượng lớn
推荐内容
  • Thúc đẩy quan hệ Việt Nam
  • Đất Thanh Oai sau đấu giá được rao bán chênh cả tỷ đồng: 'Sốt' thực hay ảo?
  • Điểm danh những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
  • Khám phá Phan Thiết bằng xe bus
  • Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6,7%
  • Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ