【kết quả bóng đá frankfurt】Ra đi mới biết lòng vô hạn…
Chân dung họa sĩ Đinh Cường qua nét vẽ Bùi Anh An
Mùa xuân năm 2009,đimớibiếtlòngvôhạkết quả bóng đá frankfurt ngồi với nhau bên bờ sông Hương, nhà phê bình Đặng Tiến đọc cho tôi nghe hai câu thơ về Huế thật hay của họa sĩ Đinh Cường:
“Ra đi mới biết lòng vô hạn
Sương có mờ thêm trên sông Hương…”
Đó là nỗi lòng của người con xa quê, khi nhìn về cố xứ, mọi thứ bỗng nhòe đi, đến mức thảng thốt “có mờ thêm” không? Chao ơi, một người đàn ông thương nhớ khiến rơm rớm nước mắt mờ như sương, thì hẳn phải là nặng lòng rất mực.
Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một. Ông từng sống ở Huế, Đà Lạt, Đơn Dương, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, và cuối đời ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ; nhưng như dịch giả Bửu Ý, người bạn thân thiết của ông nói: “Đinh Cường đâu, Huế đó”, không gian Huế, con người Huế ám ảnh vào cuộc sống và tranh Đinh Cường rất dữ dội, như định mệnh, không thể khác…
Ở Huế, ông từng sống nhiều nơi chốn khác nhau: Kim Long, chợ Cống, Phố Lở, Bến Ngự, đường Hòa Bình, đường Đinh Tiên Hoàng, Đinh Công Tráng, đường Võ Thị Sáu… Theo Bửu Ý, cuộc đời họa sỹ Đinh Cường ảnh hưởng bởi hai người phụ nữ Huế hết sức sâu sắc: người mẹ (quê Kim Long) và người vợ: cô giáo Hồ Thị Tuyết Nhung ở Thành Nội. Sự mềm mại trong tranh của ông, sự nhẹ nhàng chân tình trong ứng xử của ông, có thể nói đã khởi thủy từ người mẹ rất mực Huế của ông.
Cuộc triển lãm đầu tiên cùng với họa sĩ Lê Văn Tài tại Huế năm 1965 đã đặt dấu ấn tranh Đinh Cường trong lòng công chúng. Sau đó, Đinh Cường còn triển lãm ở Đà Lạt, Sài gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… cùng với nhiều họa sĩ tên tuổi: Vĩnh Phối, Tôn Nữ Kim Phượng, Tôn Thất Văn, Trịnh Cung… Tháng 11 năm 2013, ông có cuộc triển lãm tranh cuối cùng ở Huế tại Gác Trịnh. Sau đó, ông cùng Bửu Ý đi thăm lại chốn xưa ở Đà Lạt, Blao, Dran. Đó cũng là chuyến trở về sau cùng của ông.
Họa sĩ Đinh Cường vẽ tranh với sự xúc động tận cùng, khiến người xem tranh của ông bị cuốn hút lạ lùng và có cảm giác ngập chìm trong hạnh phúc bởi được cảm nhận mơ hồ từ phần sâu thẳm ở phía sau bức tranh. Ông bày tỏ về hội họa: “Xin đừng bắt tôi giải nghĩa tranh. Nó hiện ra đó và tôi đã hụt hơi, mệt mỏi. Thế giới xa lạ được dựng lên từ một hồi ức hay một bắt gặp vụt đến, rồi loang dần trên mỗi khoảng không đen… Nơi đó tôi đã mài nhẵn ý thức, ném từng vô vọng, đổ từng hơi thở xuống những khung vải vốn hiền từ. Mỗi bức tranh là một hơi thở. Và nó thành hình tức là tôi đã chết… Xin hãy cảm, nhớ đừng bao giờ tìm hiểu”.
Từ rất sớm, Đinh Cường đã hướng về hội họa hiện đại và trừu tượng. Ở tranh trừu tượng, khởi đi từ những năm 1960 – 1970, lúc đất nước còn trong tao loạn, những bức tranh của ông phản ảnh tâm trạng xót xa của những tâm hồn đã luôn bất an, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận xét: “Bất an trước bản chất vô thường của cuộc đời, trước những phù phiếm của sự sống, và dĩ nhiên đó cũng là nỗi bất an của một lớp người tự thấy bất lực trước những đau khổ của mình và của xứ sở”…
Ông là người họa sĩ tài năng, một tên tuổi lớn trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam.
Tác phẩm Theo em về Huế của họa sĩ Đinh Cường |
Toàn bộ cuộc đời Đinh Cường gắn với Huế, những người bạn thân nhất của ông đều ở Huế, những cuộc bày tranh đáng nhớ của ông đều ở Huế. Họa sĩ Đinh Cường cũng là người đã ủng hộ hết sức cho những hoạt động văn hóa của tạp chí Sông Hương, đóng góp nhiều bài viết, tranh cho tạp chí. Bìa của số đặc biệt Sông Hương đầu tiên, họa sĩ Phan Ngọc Minh đã thực hiện trên tranh của Đinh Cường. Họa sĩ Đinh Cường cũng có ý nguyện sẽ tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế, tiếc thay điều đó chưa thực hiện được vì Huế chưa thành lập được bảo tàng mỹ thuật, ông đã vĩnh viễn đi xa. Điều này chắc hẳn khiến những ai quan tâm đến văn hóa Huế phải suy nghĩ.
Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về cái sự “đi” Đinh Cường: “Rong chơi là một thứ kinh vương giả trong tâm hồn Ðinh Cường. Ði không chỉ là sứ mệnh của đôi chân, mà đi, với Cường, là lòng ngưỡng vọng linh thiêng về một tiếng gọi”.
Lần này thì ông thật sự ra đi, với một người nặng lòng với bè bạn như ông, chắc ông sẽ lại bày giá vẽ cùng Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ nơi đồi núi hoang vu nào đó. Như ngày xưa, tại căn phòng trên gác của khu tập thể Nguyễn Trường Tộ nhìn ra dòng sông An Cựu, ông đã cùng Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ vẽ chung bức tranh, trên một chiếc ghế cũ càng…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm: Xem xét tiêu chí gương mẫu của vợ, chồng, con
- ·Xúc tiến du lịch khu vực Tây Nguyên nhân dịp tổ chức Festival sâm Ngọc Linh
- ·Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Phải hết sức bình tĩnh trước virus corona
- ·Đà Nẵng: Điểm danh những trải nghiệm không nên bỏ qua tại Sun KraftBeer Festival 2024
- ·Nông dân Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Đúng Sạch phấn khởi trúng mùa, được giá
- ·Đảm bảo chất lượng, ý nghĩa
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
- ·Chưa hết nhiệm kỳ, 3 thành phố lớn đều thay bí thư mới
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/9/2023: Giá bán ngang giá thành chăn nuôi ở nhiều tỉnh
- ·Bổ nhiệm nhân sự Quân chủng hải quân, Quân khu 2
- ·Đấu tranh với những suy diễn, xuyên tạc Quy định số 37
- ·Danh mục hàng hoá “cấm lưu thông”: Hợp lý nhưng cần rõ ràng, làm nhanh
- ·5 tỉnh thành sẽ nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng từ 12/3
- ·Lo mất trộm ở chợ Vị Thanh
- ·Ngành điện được tự quyết giá bán: Nên hay không?
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng dự Lễ phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm ổn định thị trường xăng dầu
- ·Khách đến Hà Nội dịp 2.9 tăng rất ít
- ·CEO La Đặng Thành Nhân: Top 20 Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng Bất động sản Việt Nam năm 2023
- ·Giải pháp duy trì tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh