会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo trận inter】Dự báo CPI năm 2019 có thể dưới 3%!

【soi kèo trận inter】Dự báo CPI năm 2019 có thể dưới 3%

时间:2024-12-23 22:40:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:869次

hội thảo giá cả

Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín. Ảnh: T.T

Lạm phát trong tầm kiểm soát

TheựbáoCPInămcóthểdướsoi kèo trận intero thống kê, CPI tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2/2019 tăng 0,8%, tháng 3 giảm 0,21%, tháng 4 tăng 0,31%, tháng 5 tăng 0,49%, tháng 6 giảm 0,09% so với tháng trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so cùng kỳ năm 2018.

Báo cáo gửi đến hội thảo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo, việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát 2019 cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có các diễn biến quá bất thường, CPI bình quân năm 2019 ở mức khoảng từ 3,3% - 3,9%

PGS. TS Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nhận định, trong 6 tháng cuối năm, thị trường giá cả có những nhân tố làm tăng CPI như: giá các mặt hàng thực phẩm tiếp tục tăng, đặc biệt là thịt lợn có khả năng tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; giá nhiều nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại sau 1 năm có xu hướng giảm.

TS. Nguyễn Bá Minh dự báo, nhiều khả năng nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá học phí, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình; mức lương cơ sở tăng lên mức 1,49 triệu đồng… sẽ là những yếu tố gây áp lực làm tăng CPI cuối năm.

Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI như: dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng giảm tốc làm cho giá nguyên nhiên vật liệu khó phục hồi như kỳ vọng; việc tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá của cả hệ thống chính trị, kiên định điều hành chính sách tiền tệ ổn định… Do đó, TS. Nguyễn Bá Minh dự báo CPI trong năm 2019 tăng ở mức từ 3,0% - 3,5%.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, đầu năm ông đã đưa ra 3 kịch bản lạm phát, thấp ở mức 2,5%, trung bình lạm phát ở mức 3% và kịch bản lạm phát cao là 3,54%. “Sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu lạm phát trung bình 6 tháng đầu năm ở mức 2,64%, có thể thấy rằng nhiều khả năng lạm phát năm nay sẽ theo kịch bản thấp” - TS. Nguyễn Đức Độ nhận định.

siêu thị
Hàng hóa tại các siêu thị đảm bảo nhu cầu người dân. Ảnh: T.T

Ông Nguyễn Đức Độ cho rằng, giá xăng dầu trong thời gian tới sẽ khó tăng mạnh; tỷ giá cũng sẽ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều hành theo hướng ổn định, cho nên lạm phát tổng thể từ nay đến cuối năm dự báo sẽ dao động trong khoảng 1,2% - 2,5%, tức là xoay quanh mức lạm phát cơ bản. Lạm phát trung bình cả năm 2019, bởi vậy sẽ xoay quanh mức 2,5%.

Theo sát diễn biến thị trường để có giải pháp phù hợp

Kiến nghị các giải pháp bình ổn giá từ nay đến cuối năm để đảm bảo mục tiêu kiểm soát CPI bình quân năm 2019, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.

Trong đó, tập trung chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường để có giải pháp phù hợp, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu đang có nhiều biến động khó lường và chịu tác động lớn từ giá thế giới như thịt lợn, lương thực, xăng dầu, giá gas, các mặt hàng có nhu cầu cao như vật liệu xây dựng.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, dự báo từ nay đến cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng sẽ không thuận lợi như những tháng đầu năm vì một số áp lực tăng giá đã xuất hiện, như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; dịch tả lợn châu Phi chưa được ngăn chặn; việc tiếp tục điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo lộ trình…, do đó cần có các biện pháp đồng bộ, quyết liệt để kiểm soát lạm phát, bình ổn giá.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương cho rằng, lạm phát năm 2019 có thể kiểm soát ở mức dưới 4%. Tuy nhiên, cần tiếp tục thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đang được thực hiện ổn định từ năm 2011 đến nay; đồng thời kết hợp chính sách hỗ trợ tăng trưởng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở mức độ hợp lý.

Theo TS. Lê Quốc Phương, ngoài các giải pháp nêu trên, cần đảm bảo nguồn cung hàng hóa, tránh tăng giá đột biến và thực hiện bình ổn giá vào các dịp lễ, tết./.

Minh Anh

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% năm 2020 và 7,8% trong năm 2021
  • Mua vé máy bay đi công tác có cần lấy báo giá?
  • Xây dựng văn hoá sử dụng rượu bia
  • Vụ Nguyễn Khắc Thủy dâm ô: Hôm nay xử giám đốc thẩm
  • Cán bộ nhân viên Viettel quyên góp 10 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
  • Sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục
  • Đơn vị sự nghiệp có phải thực hiện mua sắm tập trung?
  • Việt Nam có khả năng cao đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2019
推荐内容
  • Chính phủ giao nhiệm vụ ‘đặc biệt quan trọng’ cho ngành than
  • DN thẩm định giá phải báo cáo đột xuất để phục vụ thi hành án
  • Hôm nay, trên 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung Vitamin A
  • Trích 0,5% tiền dịch vụ môi trường rừng chi cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
  • Điểm chuẩn vào lớp 10 của Trường chuyên Ngoại ngữ ở Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh triển khai hệ thống camera nhận dạng người và phương tiện