【tỷ số cúp】‘Sữa cỏ’ bày bán tràn lan liệu có đảm bảo an toàn?
Theữacỏbàybántrànlanliệucóđảmbảoantoàtỷ số cúpo đó, chỉ cần gõ cụm từ “sữa công thức cho bé” trên google, chỉ trong vài giây đã hiển thị tới 40.900 kết quả giới thiệu, quảng cáo đủ thương hiệu sữa dành cho trẻ em với giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. Đa phần sản phẩm với nhãn dán được thiết kế bắt mắt đủ sắc màu. Đáng chú ý, công dụng sản phẩm sữa cũng được các nhãn hàng quảng cáo rất “chu đáo” như: Miễn dịch khoẻ - bé tăng cân, ngủ ngon mau lớn, tăng cường trí tuệ, phát triển chiều cao…
Tương tự, chỉ cần gõ cụm từ này trên mạng xã hội Facebook sẽ lập tức hiển thị các nhãn hàng cùng những lời quảng cáo có cánh như “ma trận” “bủa vây” người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng hiển thị hàng loạt group (nhóm) “hội review sữa công thức” với hàng chục đến hàng trăm nghìn thành viên. Đáng chú ý, tại đây cũng hiển thị các nhóm “Hội anti sữa cỏ - check sữa cỏ” với hàng chục nghìn thành viên tham gia. “Kích” vào các nhóm này là những bài đăng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng nhiều nhãn hiệu sữa “lạ” đang xuất hiện trên thị trường.
Hoặc chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội như facebook, tiktok… người tiêu dùng sẽ thấy xuất hiện những quảng cáo về các loại sữa tăng chiều cao, sữa tăng cân, sữa dành cho người bệnh đái tháo đường, tim mạch, tự kỷ… với giá rất rẻ. Điều đáng nói, các sản phẩm sữa này đều không rõ nguồn gốc, không có thương hiệu trên thị trường, chất lượng và hiệu quả cũng chưa được kiểm chứng và được gọi là “sữa cỏ”.
Sữa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đang được quảng cáo và bán tràn lan trên mạng xã hội, len lỏi về các vùng quê và các cuộc hội thảo sức khỏe trá hình, có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.
Không ít người tiêu dùng đã mất tiền oan để mua về sản phẩm sữa kém chất lượng. Một trong những “nạn nhân” của “sữa cỏ” là bà Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội. Sau khi tham dự cuộc hội thảo về sức khỏe do một công ty bán hàng đa cấp tổ chức, bà đã nghe theo tư vấn của nhân viên bán hàng mua liền một lúc 4 hộp sữa được quảng cáo là tốt cho bệnh nhân tim mạch và chia 2 hộp cho chị Trần Phương Lan – con gái của bà. Chị Lan cho biết, khi xem vỏ hộp, chị thấy nhãn hiệu sữa lạ hoắc, mọi thông tin trên đó cũng bằng tiếng Anh nên chẳng rõ sản xuất từ đâu.
Để kiểm tra chất lượng sữa, chị đã mở thử một hộp để uống. Tuy nhiên, sau khi uống, chị cảm thấy bụng nôn nao, khó chịu. Hôm sau, chị pha và uống thêm một cốc sữa nữa thì lại xuất hiện cảm giác nôn nao, khó tiêu. Mặc dù rất tiếc tiền song chị vẫn quyết định vứt bỏ hết cả 4 hộp sữa mà mẹ chị đã mua nhầm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không chỉ tiếp thị và bán hàng tại những cuộc hội thảo, hướng đến khách hàng là các cụ già, “sữa cỏ” còn được bán tràn lan trên mạng xã hội. Đặc biệt, các sản phẩm này còn sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo, gây nhầm tưởng cho người tiêu dùng.
“Sữa cỏ” còn len lỏi về các vùng quê nghèo, đánh vào nhu cầu sử dụng sữa giá rẻ và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng. Không ít trường hợp thậm chí có trẻ em đã bị suy dinh dưỡng nặng khi sử dụng sữa rẻ tiền, không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất, kinh doanh “sữa cỏ” vẫn bất chấp, sẵn sàng đóng hộp những loại sữa bột thô, kém chất lượng để bán cho trẻ uống.
Mới đây, trên facebook cá nhân, BS Quan Thế Dân – Phó Giám đốc một bệnh viện tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa đã lên tiếng bày tỏ nỗi bức xúc khi gặp một bệnh nhi 4 tháng tuổi mà nặng chưa đến 5kg do người mẹ không có sữa nên mua sữa giá rẻ về cho con uống. BS Quan Thế Dân cho biết, xem hộp sữa thì thấy nhãn hiệu lạ, sản xuất ở Quốc Oai, vỏ hộp in rất đẹp, với chi chít thành phần dinh dưỡng và “nguyên liệu New Zealand”. Hỏi mẹ cháu bé thì biết sữa mua chịu ở quán gần nhà, giá 560.000 đ/hộp 900 gr. Đây chính là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng cho trẻ.
Ths Lê Hồng Dũng, Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, trước nguy cơ từ sữa bột kém chất lượng, Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa dạng bột với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý đối với sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật.
Theo Trưởng Khoa Hóa thực phẩm - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, căn cứ pháp lý cao nhất hiện nay với sữa bột là QCVN 5-2:2010/BYT quy định các chỉ tiêu lý hóa như độ ẩm, protein, hàm lượng chất béo... Đồng thời, Bộ Y tế cũng quy định giới hạn chất nhiễm bẩn như kim loại nặng (chì, thiếc, stibi, arsen...) độc tố vi nấm, melamin, dư lượng thuốc thú ý... Các sản phẩm sữa dạng bột cũng phải đảm bảo không nhiễm 5 loại vi khuẩn có hại.
Chuyên gia cho hay, các sản phẩm phải được ghi nhãn theo quy định, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất phải công bố hợp quy phù hợp quy định kỹ thuật tại quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
Thanh Hiền(t/h)
(责任编辑:Thể thao)
- ·TP.HCM: Thưởng Tết Dương lịch cao nhất 3,5 tỷ đồng
- ·Bệnh nhi 20 tháng tuổi bị viêm não nguy kịch sau một cơn sốt ở Lào Cai
- ·Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/10: USD tăng tiếp, tiền thế giới tụt giảm
- ·Việt Nam xếp thứ 9 về Chỉ số thương mại bền vững 2018
- ·Năm học mới 2019
- ·Thách thức hiện thực hóa Hiệp định VPA/FLEGT
- ·Việt Nam nhập siêu 24 tỷ USD từ Hàn Quốc
- ·Cụ bà 84 tuổi bị uốn ván nguy kịch sau một vết xước nhẹ
- ·Một năm nhìn lại dấu ấn Bamboo Airways trên hành trình kết nối 3 miền Bắc – Trung – Nam
- ·Đại biểu quốc hội: Cơ chế thuốc trúng thầu phải rẻ nhất là bất cập
- ·Doanh nghiệp da giày chật vật 'vượt bão' Covid
- ·Xuất khẩu năm 2018: “Mùa quả ngọt”
- ·Những biểu hiện cần đưa con đi viện phát hiện sớm viêm gan cấp tính
- ·Cơ hội đầu tư vào cảng biển du lịch chuyên dụng
- ·Tập đoàn T&T Group đầu tư 8.656 tỷ đồng phát triển 2 dự án đô thị mới tại An Giang
- ·Cụ bà 84 tuổi bị uốn ván nguy kịch sau một vết xước nhẹ
- ·Xuất hiện các ca sốt rét, người dân cần làm gì?
- ·Công nghiệp ô tô
- ·Bất ngờ thân thế của người phụ nữ quyền lực ở Cocobay
- ·Vinmec đạt chuẩn Mỹ về xét nghiệm