【cá cược hôm nay】Diện tích trồng ngô biến đổi gen tăng hơn 2 lần
Số liệu ghi nhận cũng cho thấy ngô chuyển gen có năng suất cao hơn so với các giống ngô truyền thống trong khi chi phí đầu tư đầu vào giảm đáng kể do giảm thuốc trừ sâu và công làm cỏ. Nông dân có thể thu về lợi nhuận cao hơn 28% khi trồng các giống ngô chuyển gen so với các giống ngô thường.
Thái Nguyên là một trong những địa phương điển hình áp dụng trồng ngô biến đổi gen. Theo báo cáo của Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên: Năng suất trung bình của ngô biến đổi gen (giống NK4300 Bt/GT) đạt 7.582kg/ha trong khi đó giống ngô thường (NK4300) chỉ đạt 6.580 kg/ha, nghĩa làc ngô biến đổi gen cho năng suất cao hơn 15% so với ngô thường.
Quan trọng hơn, việc ứng dụng giống ngô chuyển gen đã giúp giảm được nhân công và chi phí làm cỏ kết hợp với năng suất tăng vì thế đã hạ giá thành sản phẩm làm hiệu quả sản xuất ngô được nâng cao rõ rệt. Lợi nhuận thu được từ việc trồng giống ngô chuyển gen là hơn 30,1 triệu đồng/ha và với giống ngô thường là hơn 22,1 triệu đồng/ha. Chênh lệch lợi nhuận giữa trồng ngô chuyển gen và ngô thường là gần 8 triệu đồng/ha.
Trên thực tế, nhiều năm nay dù sản lượng ngô sản xuất trong nước tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nội tại, đặc biệt là cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngô vẫn luôn là một trong các mặt hàng nông sản được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.
Sản lượng nhập khẩu ngô liên tục tăng từ 4,4 triệu tấn năm 2014 lên 8,3 triệu tấn năm 2017. Cập nhật mới nhất đến hết 11 tháng năm 2018, nhập khẩu ngô đạt 9,53 triệu tấn và giá trị đạt 1,98 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và tăng 40,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Một số chuyên gia đánh giá: Với điều kiện diện tích đất canh tác hiện tại, ứng dụng các giống ngô thế hệ mới giúp bảo toàn năng suất, nâng cao thu nhập sẽ là một giải pháp quan trọng để nông dân vẫn tiếp tục chọn ngô là cây trồng chủ lực, từ đó giúp Việt Nam giữ thế chủ động hơn khi giải quyết nhu cầu trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu.
Theo thông tin từ tổ chức CropLife Việt Nam: Tính đến năm 2017, có 24 quốc gia cho phép canh tác cây trồng chuyển gen với tổng diện tích canh tác là 189,8 triệu ha (tăng 3% so với năm 2016), lợi nhuận tăng thêm trên mỗi ha là 102 USD (tương đương với khoảng 2,3 triệu đồng). Ngoài ra, có 43 quốc gia khác đang sử dụng cây trồng biến đổi gen làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, trong đó toàn bộ châu Âu (EU) được tính là 1 quốc gia. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nguyên nhân Bộ Công thương đề xuất áp thuế 0% với động cơ, hộp số ô tô nhập khẩu?
- ·Lệnh ngừng bắn Israel
- ·Quan chức phương Tây nói Nga không sử dụng ICBM tấn công Ukraine
- ·Tuyết rơi kỷ lục phủ kín thủ đô Hàn Quốc
- ·FrieslandCampina Việt Nam hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em vùng bão lũ
- ·Cựu Tổng thống Brazil bị cáo buộc đảo chính
- ·Lebanon và Hezbollah đồng ý đề xuất ngừng bắn với Israel
- ·Mỹ thúc Ukraine hạ tuổi nghĩa vụ quân sự, tăng quy mô tuyển quân
- ·6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội xử lý 357 vụ vi phạm trật tự xây dựng
- ·Nhận hối lộ, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc bị tử hình treo
- ·Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
- ·Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo
- ·Trung Quốc thả 3 tù nhân Mỹ
- ·Ông Kim Jong
- ·Bảng giá ô tô Suzuki tháng 12: Suzuki Swift phiên bản mới chính thức có mặt trên thị trường
- ·Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề hội nghị G20
- ·Đức xem xét lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của Tòa án Hình sự Quốc tế
- ·Ông Trump sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để trục xuất người nhập cư
- ·“Giải mã” tăng trưởng lợi nhuận liên tiếp của Techcombank
- ·Ukraine bắn ATACMS mang bom chùm vào sân bay Nga