【kq bd cup tbn】Bài 2: Rà soát, phân loại nợ để có giải pháp thu phù hợp
Ông Đỗ Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nam cho biết như vậy, khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về công tác quản lý nợ, cưỡng chế và thu hồi nợ thuế.
Nỗ lực giảm nợ thuế
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Hồng Nam cho biết, 9 tháng đầu năm, đơn vị thu ngân sách đạt 4.854 tỷ đồng, bằng 87,7% dự toán pháp lệnh, tăng 23,7% (so với cùng kỳ năm 2017).
Cũng theo ông Nam, tính đến ngày 30/9/2018, tổng tiền thuế nợ trên địa bàn là 302,8 tỷ đồng, bằng 6,2% so với tổng thu đến thời điểm này, tăng 87 tỷ đồng so với nợ tại thời điểm ngày 31/12/2017 chuyển sang. Trong đó, nợ có khả năng thu là 248,4 tỷ đồng; nợ khó thu là 54,4 tỷ đồng.
Với số nợ nêu trên, tỷ lệ nợ thuế do Cục Thuế Hà Nam quản lý đang ở mức 5,8% (trên tổng dự toán pháp lệnh được giao 5.227 tỷ đồng), cao hơn 0,8% so với chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao. Để đưa tỷ lệ nợ thuế giảm xuống dưới 5% trên tổng thu ngân sách được giao, Cục Thuế Hà Nam đang tập trung cao độ các nguồn lực, triển khai đồng bộ các biện pháp đôn đốc thu nợ; tăng cường phối hợp với hệ thống các ngân hàng thương mại quản lý chặt chẽ thông tin người nợ thuế, qua đó đề ra biện pháp cưỡng chế phù hợp nhằm thu đúng, thu đủ các khoản nợ vào ngân sách.
Trao đổi thêm với phóng viên về 87 tỷ đồng tiền thuế nợ tăng so với thời điểm ngày 31/12/2017, đại diện Cục Thuế Hà Nam cho biết, số nợ tăng nêu trên đang tập trung chủ yếu ở 20 đơn vị, doanh nghiệp (DN) do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh từ nhiều năm nay dẫn đến tình trạng nợ thuế.
Một số DN có số nợ thuế cao mà Cục Thuế Hà Nam thường xuyên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng là: Công ty CP Xây dựng công trình 820, nợ 10,5 tỷ đồng; Công ty CP vôi Tràng An, nợ trên 9,5 tỷ đồng; Công ty CP Thép Hưng Thịnh, nợ trên 4,1 tỷ đồng; Công ty CP Thành An 77, nợ trên 3,7 tỷ đồng; DNTN Thành Dương, nợ trên 9,1 tỷ đồng…
Hầu hết các DN nợ thuế nêu trên, Cục Thuế Hà Nam đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ. Tuy nhiên, nhiều DN gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, hoạt động kinh doanh chỉ ở mức độ cầm chừng, trong tài khoản không còn tiền để cưỡng chế.
Hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn thu cho ngân sách
Từ thực tế nêu trên, để tỷ lệ nợ thuế thực sự giảm, Cục Thuế Hà Nam kiến nghị Nhà nước cho xóa những khoản nợ của DN đã phá sản, đã giải thể, chủ DN đã chết…; đồng thời, cho khoanh nợ của DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không tính tiền phạt chậm nộp. Đây là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.
Tìm hiểu 1 trường hợp điển hình nợ thuế trên địa bàn là Công ty CP xây dựng công trình 820 có địa chỉ tại Km 233 Quốc lộ 1A, phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhiều hộ dân sống gần đây cho biết, DN này hầu như không còn hoạt động tại đây. Trụ sở từ lâu không có người trông nom, cai quản. Trong khi đó, thống kê của Cục Thuế Hà Nam cho thấy, năm 2013, DN bắt đầu nợ 8 tỷ đồng tiền thuế, đến 30/6/2018 cả nợ gốc và tiền phạt chậm nộp tăng lên trên 17 tỷ đồng. Đến 31/8/2018, DN này đã nộp 7 tỷ đồng và hiện nay còn nợ trên 10,5 tỷ đồng.
Theo điều tra của cơ quan thuế, hiện nay DN này chỉ còn hoạt động cầm chừng, trong tài khoản không còn tiền để cưỡng chế. Cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn, yêu cầu DN thực hiện mua hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cung cấp với tỷ lệ 18% tiền thuế trên hóa đơn, trong đó 10% là thuế giá trị gia tăng và 8% là tiền nợ đọng. Đây là biện pháp vừa thu hồi nợ, vừa tạo điều kiện cho DN duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động và Công ty CP Xây dựng công trình 820 chỉ là một trong số khá nhiều DN mà Cục Thuế Hà Nam đang áp dụng biện pháp này.
Chia sẻ thêm về giải pháp thu hồi nợ thuế trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Đỗ Hồng Nam cho biết, Cục Thuế Hà Nam đã quán triệt đến tất cả các đơn vị, phòng chức năng, cán bộ, công chức được giao quản lý, thu nợ thực hiện tốt các biện pháp thu hồi tiền nợ; tập trung thực hiện xử lý nợ bất cập; gắn trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và công chức các bộ phận liên quan với công tác quản lý, cưỡng chế nợ thuế…
Cùng với đó, đơn vị tiếp tục thực hiện phân loại nợ thuế trên hệ thống TMS chính xác, đúng tính chất các khoản nợ. Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Đồng thời, các đơn vị rà soát, phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định.
Văn Tuấn
(责任编辑:Thể thao)
- ·WHO: Sẽ có hàng triệu liều vaccine chống COVID
- ·Khởi tranh Giải bóng bàn cụm miền Đông Nam bộ mở rộng 2023
- ·Man City thắng dễ trận mở màn Ngoại hạng Anh
- ·Tay cơ Bao Phương Vinh đăng quang giải Billiards Carom 3 băng quốc tế Bình Dương lần thứ 11
- ·Xuất siêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,29 tỷ USD
- ·Thu thuế với các triệu phú, tỷ phú YouTuber, Facebooker thế nào?
- ·CMCS lên tiếng về việc giao đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM
- ·Đầu tư BOT đường bộ có thể thu lợi nhuận tối đa 15,2%?
- ·Thiếu khung khổ pháp lý
- ·Chuyên gia vào Việt Nam ngắn ngày không phải cách ly y tế tập trung
- ·Đào tạo kỹ năng đấu tranh chống tội phạm động vật hoang dã
- ·Giải bóng đá U9 toàn quốc 2023: U9 Thuận An – Bình Dương giành hạng ba
- ·Hỗ trợ 115.000 tỷ đồng giãn, hoãn thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp
- ·Mục tiêu kiểm soát CPI dưới 4% trong tầm tay
- ·Đồng chí Phan Diễn: Công cuộc đổi mới cần sâu rộng hơn, khẩn trương hơn
- ·Ngành thuế sẽ quản lý thu đối với kinh doanh lan đột biến
- ·Kiến nghị triển khai sớm việc mở rộng cao tốc kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM
- ·Chi bộ khu vực Yên Trung làm theo Bác
- ·Thủ tướng kêu gọi G20 kiến tạo những nền tảng phát triển mới
- ·Công an bao vây nhiều cây xăng ở Bình Dương liên quan vụ '2,7 triệu lít xăng giả'