【giải pháp hôm nay】Hà Nội: Làm 509m vỉa hè ngốn gần 168 tỷ đồng
Như Báo Thanh tra đã phản ánh,àNộiLàmmvỉahèngốngầntỷđồgiải pháp hôm nay năm 2009, UBND quận Tây Hồ thực hiện dự án (D.A) đầu tư xây dựng tuyến đường ngõ 124 Âu Cơ, phường Tứ Liên, với mức khái toán kinh phí ban đầu là 49,19 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng là 40 tỷ đồng) với chiều dài là 509m.
Đầu năm 2011, UBND TP Hà Nội có văn bản ủy quyền cho UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Tháng 4/2011, UBND quận Tây Hồ ra quyết định phê duyệt D.A, mức đầu tư lúc này đã lên đến… 136,034 tỷ đồng (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009). Mức đầu tư “khủng” như vậy, nhưng D.A chỉ là việc mở rộng một con ngõ cụt, đang có chiều rộng từ 7 - 8m sẽ được mở rộng lên thành 20,5m; trong đó, vỉa hè mỗi bên rộng 5m còn lòng đường là 10,5m.
D.A ngõ cụt 124 Âu Cơ tốn hàng trăm tỷ đồng cho việc xây mới vỉa hè hai bên. |
Đến ngày 24/3/2015, UBND quận Tây Hồ có Quyết định 836 về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của D.A này lên hơn 197 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng chỉ tăng từ 9,7 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng. Riêng việc đền bù giải phóng mặt bằng tăng từ 112 tỷ đồng lên hơn 168 tỷ đồng.
“Việc phải đầu tư số tiền hơn 168 tỷ đồng để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng chủ yếu là để làm 509m vỉa hè là một số tiền quá lớn chắc ở Hà Nội khó có con đường nào sánh kịp chứ đừng nói là ngõ. Bởi hiện tại, ngõ 124 phần lớn đang rộng từ 7 - 8m cho nên việc giải phóng mặt bằng ở đây chủ yếu là vào phần làm vỉa hè mỗi bên rộng tới 5m. Dân chúng tôi chết khổ vì cái vỉa hè này còn ngân sách Nhà nước phải tốn một số tiền khổng lồ cho việc này thì quả là quá lãng phí” - một người dân sống tại ngõ 124 bức xúc.
Đáng nói là, ngày 23/9/2016, UBND TP Hà Nội mới có Văn bản 5301 về việc cấp phép hoạt động liên quan đến đê điều xây dựng cải tạo ngõ 124 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên.
Tuy nhiên, ngay từ khi D.A triển khai thi công (năm 2009), Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội đã có nhiều văn bản nhắc nhở yêu cầu dừng thi công để xin cấp phép theo quy định, nhưng Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ vẫn bất chấp tổ chức triển khai thi công đặt các cơ quan chức năng vào thế đã rồi buộc phải thực hiện theo.
Thậm chí, tại Văn bản số 1672 ngày 26/10/2015 của Tổng cục Thủy lợi đã nêu: “Theo báo cáo của cơ quan chuyên trách quản lý đê điều của TP, phản ánh của nhân dân và qua công tác kiểm tra thực tế, D.A nêu trên đã triển khai thi công một số hạng mục khi chưa có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là vi phạm các quy định của Luật Đê điều. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc thi công công trình, tổ chức kiểm tra làm rõ những nội dung vi phạm pháp luật về đê điều trong quá trình triển khai thực hiện D.A để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tổ chức tiếp xúc, làm việc với người dân, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ những quy định của pháp luật về đê điều liên quan đến D.A, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Báo cáo kết quả xử lý về Bộ NN&PTNT làm cơ sở để thỏa thuận cấp phép thi công theo quy định…”.
Người dân cho biết, đến thời điểm này (tháng 10/2016) vẫn chưa thấy TP công khai việc xử lý những vi phạm của Ban Quản lý D.A quận Tây Hồ như Văn bản 1672 của Bộ NN&PTNT đã nêu.
Theo Đại tá Phạm Đình Triệu (số nhà 95, ngõ 124): Việc xây dựng D.A này đã vi phạm TCXDVN 104 - 2007 và Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 8/8/2014 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) tỷ lệ 1/2.000 đã nhấn mạnh đến việc xây dựng các tuyến đường cấp khu vực: “Xây dựng các tuyến đường cấp nội bộ: Mặt cắt ngang điển hình rộng từ 13 - 17,5m với lòng đường rộng từ 7 - 7,5m, hè hai bên rộng 3 - 5m. Khi đi qua khu vực quá khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể xem xét thu hẹp cục bộ vỉa hè, tuy nhiên phải đảm bảo số làn xe theo quy định và sẽ được xây dựng cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ở giai đoạn sau”.
Nội dung đơn của đông đảo nhân dân ngõ 124 cho hay, con ngõ nội bộ này chỉ thuộc loại công trình cấp IV với kinh phí phê duyệt ban đầu là 49 tỷ cho 509m ngõ hiện đã đội vốn lên hơn 197 tỷ đồng (chắc chắn đây không phải là con số cuối cùng). Vì vậy, đây là D.A gây lãng phí ngân sách và tiền thuế của nhân dân một cách ghê gớm trong khi Nhà nước phải tiết kiệm chi tiêu; xâm phạm lợi ích chính đáng của người dân. Tại sao phải chấp nhận một DA đội vốn gấp 4 lần như vậy?
Trong một diễn biến khác, ngày 21/10/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT có Công văn số 733 về việc chuyển đơn tố cáo của công dân tại ngõ 124 Âu Cơ đến UBND TP Hà Nội để giải quyết theo quy định.
Theo Báo Thanh Tra
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tôn vinh nghệ nhân
- ·TPHCM: Lan hồ điệp về nhiều, giá không tăng
- ·Mở rộng kết nối Tabmis, cải cách mạnh mẽ tài chính công
- ·Quảng Ninh: Vượt chỉ tiêu, xuất khẩu hàng hoá qua cửa khẩu đạt kết quả tích cực
- ·Truyền hình trực tiếp World cup 2018 trận Tunisia và Anh hãy chọn kênh có bản quyền
- ·Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo
- ·[Infographics] Những điểm bắn pháo hoa đón Xuân Kỷ Hợi 2019
- ·Xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”
- ·Xe điện và xe không người lái sẽ được đưa vào khung pháp lý như thế nào?
- ·Giải ngân vốn đầu tư công nông nghiệp đạt 88%
- ·Sáng nay (20/5): Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
- ·Thúc đẩy triển khai thỏa thuận Việt Nam
- ·Sau lệnh cấm ngày 20/7, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% với gạo đồ xuất khẩu
- ·Làng lá dong Tràng Cát hối hả thu hoạch phục vụ Tết
- ·Trường Cao đẳng VCI: Tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên vững tâm nhập học năm học 2020
- ·Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cách ly 7 ngày đối với bệnh nhân Covid
- ·Former top Đà Nẵng officials face jail terms of up to 27 years
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham gia Lễ Khai mạc Hội chợ Trung Quốc
- ·Đèo Cù Mông: Xe container đè nát xe con, 2 người thiệt mạng
- ·Sắc Xuân đã ngập tràn trên khắp các điểm đảo ở Trường Sa