【bd cup duc】Bộ Tài chính đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp: “Đòn bẩy” hậu khủng hoảng Covid
Những nỗ lực của Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài chính trong việc thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đã nhận được những “trái ngọt” ban đầu.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 9 tháng năm 2020 cả nước có 98.954 DN thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên số DN thành lập mới trong 9 tháng bị sụt giảm trong suốt giai đoạn 2015 - 2020.
Tuy nhiên, bước sang những tháng tiếp theo, con số này có phần khả quan hơn. Trong đó, tháng 11/2020, số DN đăng ký thành lập mới đạt 13.092 DN với số vốn đăng ký 284.722 tỷ đồng, tăng 6,7% về số DN và tăng 103,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.
Cùng với đó, tháng 11/2020 cũng ghi nhận 5.315 DN quay trở lại hoạt động, tăng 5,4% so với tháng 10/2020 và tăng tới 39,5% so với tháng 4/2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội ở nước ta), tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cũng có xu hướng được “hãm phanh”. Chẳng hạn, tháng 11/2020, có 9.183 DN rút lui khỏi thị trường (tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2019). Đáng nói, trong số này, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 2.771, là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, giảm 15,9% so với tháng 10/2020, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Số DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, con số này đã thấp hơn so với các tháng trước đó. Cụ thể, tháng 11/2020 có số DN tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn thấp nhất kể từ tháng 3/2020, giảm 32,8% so với tháng 4/2020 (thời điểm thực hiện giãn cách xã hội) và giảm 10,7% so với tháng 8/2020 (thời điểm dịch bệnh bùng phát lần 2).
Những con số trên một lần nữa khẳng định những nỗ lực đạt mục tiêu kép của Chính phủ - kiểm soát dịch bệnh đi đôi với ổn định, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh - đã phần nào có “trái ngọt”.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Để có được những chuyển biến tích cực trên, bên cạnh nỗ lực kiềm chế hiệu quả dịch bệnh, không thể không nhắc đến những giải pháp đồng bộ, nhất là các chính sách tài chính, tín dụng mà Chính phủ đã chỉ đạo và các bộ, ngành thực hiện quyết liệt trong thời gian qua.
Ngay trong giai đoạn đầu dịch bệnh, lường trước những khó khăn phía trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trên, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách tài khóa để gỡ khó cho DN. Trong đó, đầu tiên là Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất có hiệu lực kể từ ngày ban hành và được áp dụng rộng rãi cho hầu hết DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.
Tính đến ngày 22/9/2020, cơ quan thuế đã tiếp nhận 184.887 giấy đề nghị gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất; trong đó có 128.619 DN, 56.268 hộ, cá nhân kinh doanh. Tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn là 66.713 tỷ đồng.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp năm 2020 đối với DN, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không vượt quá 200 tỷ đồng.
Ngoài ra là những chính sách quan trong như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; tăng mức giảm trừ gia cảnh của thu nhập cá nhân, qua đó giảm nghĩa vụ thuế của cá nhân; giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020;
Bên cạnh đó là chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020; gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng...; giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô...
Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các bộ rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư điều chỉnh mức thu phí, lệ phí đang được quy định tại 31 thông tư thu phí, lệ phí hiện hành, qua đó giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành đến hết tháng 10/2020 đạt khoảng 99,3 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 110 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 80 nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 30 nghìn tỷ đồng).
Doanh nghiệp “nhẹ gánh” thủ tục hành chính
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, cùng với gói chính sách tài khóa giúp DN hồi phục, thời gian qua Bộ Tài chính đã triển khai trên nhiều mặt công tác, tập trung là hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Điều này thể hiện quyết tâm cao độ của toàn ngành, không chỉ trong dịch mà là cả một quá trình dài. Trong đó, ngoài cắt giảm, đơn giản hóa hàng trăm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính còn không ngừng cải cách hệ thống thuế, hải quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Theo đó, DN đã rút ngắn được rất nhiều về thời gian, giảm công sức, nhân lực và chi phí tuân thủ.
Những nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính, trên thực tế cũng đã được cộng đồng DN ghi nhận. Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng DN luôn ghi nhận sự cải cách mạnh mẽ của Bộ Tài chính mà cụ thể là ngành Thuế và Hải quan trong thời gian qua trong việc đồng hành, cảm thông, chia sẻ và có hướng dẫn về thủ tục để DN thực hiện đúng và kịp thời chỉnh sửa những lỗi mắc phải.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính còn thường niên tổ chức các hội nghị đối thoại về chính sách thuế, hải quan nhằm lắng nghe, trao đổi và có hướng xử lý giải quyết những thắc mắc, những vấn đề DN gặp phải.
Đặc biệt, trong bối cảnh DN đang gặp khó khăn do dịch COVID-19, những sự đối thoại thẳng thắn này góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi; tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, góp phần vực dậy hoạt động kinh doanh sản xuất của DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
https://www.tienphong.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-dong-hanh-ho-tro-doanh-nghiep-don-bay-hau-khung-hoang-covid19-1763203.tpo
Theo Tienphong.vn
(责任编辑:La liga)
- ·Gia đình T.D phủ nhận sự việc, cố tình đứng về phía MC Minh Tiệp liệu có vi phạm Pháp luật
- ·Việt Nam, Laos sign new trade agreement
- ·French Navy ship visits central hub
- ·Prime Minister hosts Vatican foreign minister
- ·Tin mới nhất về đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt: Xuất hiện tia hy vọng mới
- ·Top legislator wraps up official visit to China
- ·Embassy of Saudi Arabia hosts important Muslim celebration
- ·NA Chairman receives Secretary of Yunnan Provincial Party Committee
- ·Vụ ép cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Xúc phạm danh dự nghề giáo
- ·NA Chairman sends greetings to Thailand on Songkran festival
- ·Thủ tướng nêu 3 vấn đề nóng nổi cộm thời gian qua
- ·Saline intrusion, heatwaves in the south among citizens’ top concerns
- ·PM highlights growth and guidelines for compliance in law
- ·PM urges Thừa Thiên
- ·Quảng Ninh: Vỡ bể nước sinh hoạt, 3 người thương vong
- ·Vatican Secretary for Relations with States to visit Việt Nam
- ·Three soldiers approved for UN peacekeeping missions
- ·UNICEF appreciates Việt Nam’s implementation of child care, protection policies
- ·Giá các mẫu xe máy Benelli tại Việt Nam tháng 6/2018 biến động ra sao?
- ·HCM City, Washington seek to strengthen economic ties