【nacional asuncion】Nhiều tập đoàn đa quốc gia cam kết xanh hóa, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp Việt
Phát triển xanh ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất toàn cầu,ềutậpđoànđaquốcgiacamkếtxanhhóatácđộngkhôngnhỏđếndoanhnghiệpViệnacional asuncion đặc biệt khi các chủ thế bên ngoài đang không ngừng tác động và gây sức ép.
Đây là thông tin được bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tếcấp cao Ngân hàngThế giới (World Bank) tại Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệpPhát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Cụ thể, bà Dorsati Madani cho biết người tiêu dùngở châu Âu, Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến sản phẩm xanh, tức những sản phẩm mà quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường. Châu Âu hiện đã có Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), là tập hợp các quy định đánh thuế lên những mặt hàng có nguy cơ phát thải carbon cao hoặc gây ô nhiễm môi trường.
“May mắn tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia áp dụng CBAM chưa lớn, nhưng Việt Nam vẫn cần quan tâm đến vấn đề này. Thị trường khác rất có thể cũng đưa ra quy định tương tự CBAM, đánh thuế vào các sản phẩm gây tác hại lớn ra môi trường và Việt Nam cần chuẩn bị cho điều đó”, đại diện World Bank nhìn nhận.
Bà Dorsati Madani nói thêm rằng hiện tại, nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia đang cam kết xanh hóa các hoạt động của mình. Họ có thể truy xuất ngược chuỗi cung ứng toàn cầu, và tác động không nhỏ đến doanh nghiệp Việt.
Ví dụ ở trong ngành may mặc, Nike đang thực hiện sáng kiến giảm 65% lượng khí thải. Việc này có thể khiến hơn 100 nhà cung cấp của Nike tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Hay như H&M, nhà sản xuất hàng may mặc toàn cầu, có 31 nhà cung cấp tại Việt Nam, cũng cam kết phát triển chuỗi cung ứng trung hòa carbon vào năm 2030.
Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022. |
Đại diện World Bank dẫn lại báo cáo của Tập đoàn Standard Chartered vào tháng 6/2021, khảo sát 400 chuyên gia về chuỗi cung ứng và phát triển bền vững tại các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới. Báo cáo cho thấy 78% các công ty đa quốc gia dự kiến loại bỏ những nhà cung cấp gây nguy hiểm cho kế hoạch chuyển đổi carbon của họ vào năm 2025. Ngoài ra, khi các doanh nghiệp lớn chuyển sang phát thải ròng bằng 0, khoảng 35% nhà cung cấp hiện nay của họ sẽ bị loại bỏ.
“Nhà cung ứng Việt Nam phải hành động, chứng tỏ mình là nhà sản xuất xanh để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là cơ hội không thể bỏ qua trong tương lai”.
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu khử carbon trong thương mại, song bà Dorsati Madani gợi ý Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp như : Áp dụng thuế carbon để giúp giảm đáng kể lượng khí thải mà không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của quốc gia; tăng cường các quy định buộc doanh nghiệp sử dụng công nghệ để kiểm soát ô nhiễm; tạo nhiều ưu đãi với các dự án“xanh”; khuyến khích thay đổi hành vi sản xuất, tiêu dùng; cấp chứng nhận với các sản phẩm “xanh”,…
Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Tuấn Quang, Cục phó Cục Biến đổi khí hậu cho biết trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh trên thế giới.
Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là Việt Nam cần xây dựng nền kinh tế trung hòa carbon và thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, góp phần đạt mục tiêu là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
“Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thích ứng với “luật chơi” mới về thương mại, đầu tưtoàn cầu đã được xác lập kể từ sau COP26”, ông Quang khẳng định.