【kết quả bóng đá cup c1】Tín dụng tiêu dùng: Nhiều người ‘sập bẫy’ vì chủ quan
Đây là chủ đề “nóng” được bàn luận sôi nổi tại Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng: Thực trạng và giải pháp” do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức sáng nay (13/7).
Lãi suất tín dụng cao ngất ngưởng
Phát biểu khai mạc Hội thảo,índụngtiêudùngNhiềungườisậpbẫyvìchủkết quả bóng đá cup c1 ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thời gian qua các phản ánh, khiếu nại liên quan đến tín dụng tiêu dùng gửi đến Cục chiếm hơn 80% tổng số phản ánh, khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung.
"Cục nhận được rất nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc "trót" ký hợp đồng vay tiêu dùng với lãi suất “cắt cổ”, đến khi phát hiện ra thì không có cách nào để "thoát" được", ông Tuấn nói.
Còn ông Hồ Tùng Bách, chuyên gia Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh) cho biết, theo khảo sát, hiện nay mức lãi suất người tiêu dùng phải chịu dao động từ 60 – 70%, thậm chí có nơi lên đến 80%/năm.
"Người tiêu dùng cho biết thường được tư vấn và ký hợp đồng ngay tại các quầy trong siêu thị, trung tâm mua sắm tên tuổi. Trong lúc thực hiện các giao dịch cần thiết thì người tiêu dùng được yêu cầu khai báo những người thân trong gia đình kèm theo công việc, chức vụ và số điện thoại liên lạc. Sau này mới biết, khi quá hạn trả nợ mà chưa chi trả thì các công ty cho vay đã gọi điện quấy nhiễu và dọa nạt những người thân", ông Bách cho biết.
Các đại biểu bàn luận sôi nổi về giải pháp hạn chế mặt trái của tín dụng tiêu dùng. Ảnh: Tố Uyên |
Về vấn đề này, bà Đinh Thị Thanh Nhàn, Khoa Kinh tế Luật, Trường Đại học Thương mại Hà Nội cho biết, thực tế là các vụ việc nêu trên diễn ra khá phổ biến, song chúng ta chưa có giải pháp để khắc phục, ngăn ngừa.
Lý giải nguyên do, bà Nhàn cho rằng một phần là vì hiện nay pháp luật chưa có quy định riêng cho vay tiêu dùng, do đó toàn bộ vấn đề cho vay tiêu dùng lại đều dựa vào quy định chung tại Luật Tổ chức tín dụng. Trong khi đó, tại Luật này các phần liên quan tới giới hạn, hạn mức, thủ tục cho vay đối với các ngân hàng, công ty tài chính đã quá lạc hậu đối với cho vay tiêu dùng.
"Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Dự thảo về hoạt động tiêu dùng cho các công ty tài chính. Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thành lập công ty tài chính nếu muốn cho vay tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được các quy định để đảm bảo tính xác định lãi suất, tính minh bạch cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay, thông tư này chưa được thông qua. Theo quy định lãi suất trần quy định cho vay tiêu dùng là 20% mỗi năm, nhưng trên thực tế, con số này vọt lên tới 80% thì quả là đáng báo động và cần nhanh chóng có giải pháp chấn chỉnh, quản lý", bà Nhàn nhấn mạnh.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng "nhẹ dạ, cả tin"
Trình bày tham luận về "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng", bà Phạm Quế Anh, Chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) nói: từ thực tế nêu trên cho thấy, các hình thức cho vay tín dụng tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam đang xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Từ việc cho vay thiếu trách nhiệm, không kiểm tra lịch sử tín dụng, thu nhập, không cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu (lãi suất, số tiền trả hàng tháng, thời hạn...) đến việc cung cấp thông tin sai lệch, đánh lạc hướng người tiêu dùng, hay ép buộc người tiêu dùng mua bảo hiểm đi kèm... Điều này đã dẫn đến những hậu quả khôn lường.
"Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy, tín dụng tiêu dùng thì nhỏ nhưng hậu quả lại không hề nhỏ. Thậm chí, gây ra nhiều khó khăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn khi nhu cầu tham gia vào chi tiêu ngày càng cao", bà Anh nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Tuấn cho biết thêm, đằng sau những thông tin quảng cáo khắp nơi giới thiệu cho vay với nội dung vay không cần thế chấp, chỉ cần một cuộc điện thoại là vay ngay được tiền... Tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng "nhẹ dạ, cả tin".
Mặt khác, các tranh chấp về tín dụng tiêu dùng mặc dù giá trị không cao nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng tới tài chính, danh dự và sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.
Bàn về giải pháp cho thực trạng này, bà Anh nêu rõ quan điểm, hệ thống pháp luật về tín dụng tiêu dùng dù có hoàn thiện đến đâu thì vẫn có kẽ hở cho các công ty "lách" và khó bảo vệ được người tiêu dùng một cách tuyệt đối. Vì vậy, điều quan trọng nhất là người tiêu dùng vẫn phải nhận thức được quyền lợi của mình và hành xử như người tiêu dùng thông minh.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải xây dựng khuôn khổ pháp lý quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng với nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích người tiêu dùng - lợi nhuận của doanh nghiệp - sự phát triển lành mạnh của thị trường; nâng cao trách nhiệm giám sát và quản lý của cơ quan.
"Trước mắt, trong ngắn hạn, cần nới lỏng mức lãi suất trần cho vay tiêu dùng, quy định cụ thể giới hạn thu các khoản phí trong các hợp đồng cho vay tiêu dùng. Còn về dài hạn phải hạn chế sử dụng công cụ lãi suất trần; tăng cường quản lý bằng các biện pháp khác như kiểm soát quy trình, giới hạn rủi ro, tăng cường cơ chế giám sát thông tin đảm bảo tính minh bạch trong việc tính toán áp dụng lãi suất”, bà Nhàn đề xuất.
Ngoài ra, để bảo vệ người tiêu dùng khi "sự đã rồi", bà Anh kiến nghị, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cần thanh tra, kiểm tra, sửa chữa ngay các hành vi sai trái; yêu cầu bên cho vay, bán hàng phải hoàn trả các khoản phí quá cao, vượt quá quy định; dỡ bỏ các quảng cáo gây nhầm lẫn; phạt, công bố vi phạm công khai, bắt bồi thường thiệt hại hay thu hồi giấy phép kinh doanh của các tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật./.
Tố Uyên
(责任编辑:La liga)
- ·Sơn La: Phấn đấu 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
- ·Hà Nội: Phân khúc khách sạn 5 sao đang gặp khó
- ·Bất ngờ với tỷ lệ lấp đầy tại TTTM AEON và Vincom Nguyễn Chí Thanh
- ·Bất động sản Hải Phòng: Thiếu nguồn cung căn hộ cao cấp cho thuê
- ·Kinh nghiệm du lịch Thái Lan không nên bỏ lỡ
- ·Cơ hội mua nhà cho người trẻ
- ·Lượng giao dịch căn hộ tại TP.HCM tăng cao kỷ lục
- ·Tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy
- ·Nghiêm túc kiểm soát giấy tờ tùy thân của khách ở cửa ra máy bay
- ·Vinh danh 15 dự án bất động sản hấp dẫn nhất Việt Nam
- ·Cần sớm đầu tư, nâng cấp nhiều công trình giao thông quan trọng
- ·Hà Nội: Hơn 31.000 căn hộ chưa được cấp sổ
- ·Sôi nổi Hội thi “Chiến sĩ phòng cháy chữa cháy” tại Công ty Meraki FW
- ·Bất động sản TP. HCM: Khách hàng chuyển hướng sang khu Đông
- ·Uống rượu dù lượng vừa phải vẫn có thể khiến não bị lão hóa nhanh
- ·Bất động sản Hà Nội: Vẫn còn cảnh kẻ cười, người khóc
- ·Lãi 15%/năm khi đặt bút ký hợp đồng mua căn hộ?
- ·Khi sinh viên hóa thân thành lính cứu hỏa
- ·Đức Hòa: Khen thưởng 20 gia đình tiết kiệm điện
- ·Ba dự án chân kiềng mới cho bất động sản TP. HCM