【trận sevilla hôm nay】Tôn Trung Quốc kém chất lượng ngập thị trường
Những cuộn tôn kém chất lượng trong cửa hàng Bà Bảy (ảnh lớn); Kết quả kiểm nghiệm cho thấy,ônTrungQuốckémchấtlượngngậpthịtrườtrận sevilla hôm nay mẫu tôn ở cửa hàng Duy Tiến dù bán với giá tôn 3 dem nhưng thực tế đã ăn gian chỉ còn 2,7 dem (ảnh nhỏ)
Theo thống kê của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC - Bộ Công Thương), chỉ 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu xấp xỉ 700 ngàn tấn tôn, thép từ Trung Quốc. Tôn Trung Quốc kém chất lượng ngập tràn thị trường Việt Nam với chiêu bán phá giá, mập mờ nhãn mác khiến các DN sản xuất, kinh doanh tôn, thép trong nước điêu đứng.
Bài 1: Nhốn nháo thị trường tôn Trung Quốc
Khảo sát ở nhiều cửa hàng tôn thép khác trên địa bàn Đà Nẵng, và một số địa phương khác như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, chúng tôi không khó để tiếp cận với hàng loạt cửa hàng kinh doanh tôn kém chất lượng xuất xứ từ Trung Quốc đội lốt tôn liên doanh.
Mập mờ nguồn gốc tôn liên doanh
Từ phản ánh của khách hàng về tôn kém chất lượng, nhóm PV Tiền Phong tìm tới Nhà máy tôn Bà Bảy (địa chỉ 726 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng). Trong khu xưởng rộng chừng 200m2, những cuộn tôn lớn đủ chủng loại, đủ màu không rõ nguồn gốc xuất xứ và được bày công khai. Chiếc máy cuộn cuốn tôn lớn hoạt động hết công suất, 5 - 7 thợ cắt liên tục đo, cắt tôn cho khách hàng vào ra nườm nượp.
Hỏi mua 10m tôn màu loại 2,5 dem (tức độ dày 0,25mm), rất nhanh chóng, nhân viên bán hàng gọi thợ cắt từ cuộn tôn lớn có in dòng chữ khá mờ: 0855M “DVS JIS G3322 ASTM AMERICAN STANDARD LANH MAU 0.27 MM”. Thắc mắc chỉ mua tôn loại 0,25 mm của đơn vị sản xuất trong nước, nữ nhân viên nổi cáu: “Đây là loại tôn liên doanh, anh thích thì chúng tôi cắt”. Dù yêu cầu ghi rõ chủng loại, tên thương hiệu, độ dày và màu sắc của tôn trong hóa đơn để thuận tiện cho việc thanh toán, nhân viên bán hàng chỉ ghi vỏn vẹn dòng chữ: 10m tôn liên doanh màu xanh, độ dày 0,25mm. “Lần đầu tiên có khách kỹ như mấy anh, đi mua tôn còn hỏi ai sản xuất. Cửa hàng em không sản xuất, chỉ nhập về bán” – cô nhân viên dấm dẳng.
Tại cửa hàng tôn Duy Tiến (172 Nguyễn Lương Bằng – quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), khi hỏi mua tôn về lợp mái, chúng tôi được giới thiệu mua tôn liên doanh loại 3 dem (độ dày 0,30mm) có dòng chữ in nửa tây nửa ta “0492M “TON LANH MAU MADE BY GLOBAL STEEL APT 0.30 22/09/2015 JAPAN STANDARD”. Dù khẳng định đây là loại tôn bán khá chạy do chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với các loại tôn của doanh nghiệp khác trong nước nhưng đại diện cửa hàng cương quyết không nói rõ xuất xứ, và do doanh nghiệp nào trong nước sản xuất.
Trong vai đi mua tôn lợp mái cho công trình nhà kho rộng 500m2, khẳng định chắc nịch với phóng viên, đại diện Công ty TNHH Chung Điệp (số 38 Đông Hòa, Hòa Mạc, Duy Tiên, Hà Nam) cho biết cơ sở này kinh doanh đủ loại tôn: Từ Đông Á, Ausnam, SCC, Poshaco, tôn Việt-Pháp và tôn liên doanh các loại. “Với công trình thuê trong 10 năm như các anh, nên dùng tôn Trung Quốc. Tôi bán tôn Trung Quốc cả chục năm rồi. Mấy loại tôn liên doanh này có độ dày 0,4mm dùng 15 năm không phải suy nghĩ”, ông Điệp cho biết. Dù giới thiệu tôn liên doanh (thực chất là tôn Trung Quốc-PV) có độ dày 0,4mm với giá bán 58.000 - 61.000 đồng/m nhưng đo thực tế bằng máy đo chuyên dụng, độ dày của tấm tôn được giới thiệu với chúng tôi chỉ đạt 0,36mm tức là cửa hàng đã ăn bớt 0,04mm tương đương 10% độ dày của tấm tôn.
Còn tại đại lý sắt thép Duy Chải (Tân Lễ, Thái Bình), chủ cửa hàng giới thiệu cho chúng tôi loại tôn liên doanh dày 0,4mm có giá bán 73.000 đồng/m. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, đây là mẫu tôn có xuất xứ Trung Quốc được làm giả một cách tinh vi với đầy đủ tên thương hiệu và tem dán làm nhái theo mẫu của một doanh nghiệp sản xuất trong nước. Độ dày thực tế của tấm tôn cũng chỉ đạt 0,36mm, tức cơ sở kinh doanh cũng ăn bớt 10% độ dày của tấm tôn. Theo đại diện doanh nghiệp sản xuất, chỉ với việc bán gian lận độ dày, cửa hàng này thu lợi 8.000 đồng/m tôn bán ra, chưa kể phần chênh lệch chiết khấu và thưởng doanh số khi bán được tôn Trung Quốc.
Tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trọng Hùng có địa chỉ tại xã Dân Tiến (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), nhân viên bán hàng ở đây cho biết, tôn Trung Quốc bán được khá nhiều. Tuy nhiên, khi xuất hóa đơn, nhân viên chỉ đề chung chung là tôn liên doanh, không ghi rõ tôn Trung Quốc như giới thiệu.
Thả nổi hàng kém chất lượng
Đem hai mẫu sản phẩm mua ở Đà Nẵng test các tiêu chí gồm: lượng mạ của tôn, độ phủ sơn, độ phai màu, độ bám dính khi va đập và bong tróc trong môi trường axit, bazơ tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Quatest 2 – Đà Nẵng) cho thấy các tiêu chí kiểm nghiệm đều không đạt và thể hiện rõ đây là những sản phẩm kém chất lượng. Cụ thể, với mẫu tôn ở Nhà máy tôn Bà Bảy, dù độ dày ghi trên tấm tôn là 0,27mm nhưng chỉ đo được 0,22mm. Với việc ăn gian 0,05mm tương đương với 18,5% độ dày của tấm tôn, chủ nhà máy tôn này đã “bỏ túi” số tiền lời bất chính không hề nhỏ. Với sản phẩm ở cửa hàng Duy Tiến, tấm tôn đề độ dày 0,3 mm nhưng đo thực tế chỉ đạt 0,27mm. Dùng tay cạo nhẹ cả hai sản phẩm, lớp sơn bong ra dễ dàng.
Đáng chú ý, khối lượng lớp mạ trung bình của mẫu tôn từ cơ sở Bà Bảy đo theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5408 :2007) chỉ đạt 12,1µm (đơn vị đo độ dày lớp sơn) ở mặt màu xanh và 12,9 µm ở mặt màu xám. Tương tự, lớp mạ trung bình của tấm tôn mua từ cửa hàng Duy Tiến chỉ đạt lần lượt 6,3 µm và 5,0 µm. Đặc biệt, chiều dày lớp sơn trung bình mặt màu xanh khá thấp, chỉ 11,1 µm trong khi độ dày lớp sơn của tôn thương hiệu quốc gia thông thường là 15 µm. Ngoài ra, trong khi lượng mạ của các loại tôn chất lượng thường thấp nhất là 40 µm để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng của sản phẩm, tổng lượng mạ hai mặt của loại tôn bán tại cơ sở Bà Bảy chỉ đạt 25 µm còn tôn liên doanh của cửa hàng Duy Tiến chỉ đạt 11,3 µm.
“Với các loại tôn này chắc chắn là hàng có nguồn gốc Trung Quốc”, đại diện một doanh nghiệp sản xuất tôn ở Đà Nẵng khẳng định. Theo vị này, thông thường các mặt hàng chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất đều nhãn mác rõ ràng, có nơi sản xuất, ghi tiêu chuẩn ISO cùng nhiều ký hiệu nhận dạng khác theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Nho Hậu, Chi cục Phó Chi cục QLTT (Sở Công Thương) thành phố Đà Nẵng xác nhận, quả thật chưa bao giờ đơn vị kiểm tra việc bán tôn giả trên địa bàn. Theo ông Hậu, vì không có khách hàng nào phản ánh việc mua phải tôn kém chất lượng nên lực lượng QLTT không có lý do để kiểm tra. “Chúng tôi sẽ lưu ý vấn đề này” - ông Hậu cho biết.
“Nếu có khách hàng nào mua tôn thép nghi ngờ kém chất lượng, cứ làm đơn báo tới Sở Công Thương. Tôi sẽ cho kiểm tra, nếu đúng như thế sẽ yêu cầu trả lại tiền, phạt nặng chủ cửa hàng đó”. Ông Lữ Bằng, Phó GĐ Sở Công Thương Đà Nẵng nói. |
Theo Tiền phong
Truy tố Giám đốc công ty hóa chất trong vụ nổ làm 3 người tử vong
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.
- ·Tinh hoa nghề Việt tụ hội về Huế
- ·Video Văn Tùng bắt vô
- ·Người có liên quan Trưởng Ban kiểm soát VRG bị phạt
- ·Báo Hàn Quốc viết về Bamboo Airways, FLC và 'sức mạnh tổng lực của dịch vụ 5 sao'
- ·Công ty cấp nước Nhơn Trạch giải trình về điều lệ gây bất lợi cho cổ đông nhỏ
- ·Một doanh nghiệp FDI chủ động nộp bổ sung hơn 27 tỉ đồng thuế
- ·Đô thị hóa từ hiện tượng thật vào phim ảnh
- ·Bamboo Airways cam kết hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua đường hàng không
- ·Quang Hải tươi rói hội quân với tuyển Việt Nam, chờ đấu Afghanistan
- ·Chiếc ô tô mới ra mắt với mức giá ‘gây sốt’ chỉ hơn 97 triệu đồng
- ·6,8 triệu cổ phiếu Công ty A32 chính thức lên sàn UPCoM
- ·Tất bật trước giờ khai mạc Festival Nghề truyền thống
- ·Cắt giảm hàng trăm giờ nhờ tờ khai mã vạch
- ·Cát Tường Group: Bán lúa non tại dự án Cát Tường Phú Hưng
- ·Những bông hoa núi rừng đua sắc
- ·Tăng cường phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức trong khu vực GMS
- ·Cải cách thủ tục hải quan: Chính sách đã đi vào cuộc sống
- ·CEO Viettel Post đoạt Giám đốc điều hành xuất sắc 2019 tại giải thưởng kinh doanh quốc tế
- ·Bảng xếp hạng bóng đá Ligue 1 2021