【chung kết cúp c2】Vực dậy chăn nuôi sau dịch bệnh
Bài 2: Phục hồi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
Sau nhiều phen lao đao với dịch bệnh trên gia súc và những đợt “bão giá”,ựcdậychănnuisaudịchbệchung kết cúp c2 người chăn nuôi đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm, nhạy bén, linh động chuyển đổi để thích nghi. Trải qua trận dịch tả heo châu Phi, chăn nuôi an toàn sinh học sẽ mở ra hướng đi mới trong giai đoạn hiện nay.
Những hộ bị thiệt hại do ASF tận dụng chuồng trại nuôi các loài vật khác để giảm gánh nặng kinh tế.
Thích nghi với dịch bệnh
Như đã biết, dịch tả heo châu Phi là bệnh không lây truyền cho các đối tượng vật nuôi khác. Do vậy, trong thời gian dịch tả heo châu Phi hoành hành, ngành nông nghiệp đã có định hướng, khuyến cáo những hộ bị ảnh hưởng thay đổi đối tượng chăn nuôi; tận dụng chuồng heo sẵn có để duy trì sản xuất, giảm gánh nặng kinh tế. Một số đối tượng nuôi như gà, vịt, lươn thương phẩm, ba ba… được người dân tập tành nuôi dưới sự hỗ trợ của tổ kỹ thuật nông nghiệp địa phương.
Bà Lê Ngọc Mai, ở ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, cho rằng: Trận dịch quét qua, chuồng trại trống rỗng. Nuôi heo mấy chục năm nay quen rồi, không nuôi nữa buồn lắm! Bỏ chuồng thì phí, tôi tìm mua ba ba về nuôi, kết hợp nuôi thêm ruồi lính đen sinh sản, lấy đó làm thức ăn cho chúng. Nhờ vậy mà giảm được khoảng 50% chi phí chăn nuôi. Dịch tả heo châu Phi đi qua, tôi có thêm kinh nghiệm nuôi nhiều loài khác nhau để giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập, thậm chí mô hình này còn cao hơn từ chăn nuôi heo”.
Sau dịch tả heo châu Phi, ngành nông nghiệp triển khai nhiều giải pháp nỗ lực khôi phục lại đàn heo của tỉnh.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ bà con chuyển đổi, tổ chức liên kết với những công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi, con giống và hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho bà con trong chăn nuôi. Đồng thời, các tổ kỹ thuật nông nghiệp cũng tích cực giúp đỡ bà con khi chuyển hướng sang nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…
Sau khi Hậu Giang công bố hết dịch tả heo châu Phi, người dân được khuyến cáo tái đàn trở lại kết hợp tuân thủ các biện pháp an toàn. Nhưng chuyện chăn nuôi sau mùa dịch là hết sức khó khăn, bởi nhiều hộ không còn khả năng tài chính và nguồn giống quá khan hiếm. Bà Trần Thị Phương, ở ấp 1, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Sau đợt dịch, tôi may mắn còn lại vài con heo, mong nhờ nó mà gây tạo lại đàn. Còn chuyện mua heo giống về nuôi cho rút ngắn thời gian thì không thể nào, bởi giá quá cao, tìm mua cũng không có. Trận dịch vừa qua cho tôi một bài học là phải hết sức cẩn trọng trong chăn nuôi, chuồng trại khép kín và vệ sinh, tiêm phòng bệnh thường xuyên mới mong đàn heo khỏe mạnh”.
Quả thật, sau trận dịch, các hộ chăn nuôi đã ý thức cao trong vấn đề phòng các loại bệnh trên gia súc. Những hộ có điều kiện tái đàn càng tuân thủ tốt yêu cầu của ngành nông nghiệp để bảo vệ đàn tốt nhất. Theo ông Trịnh Hùng Cường, Chi Cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, người dân đã có kinh nghiệm hơn, một số cơ sở, nông hộ có ý định tái đàn tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp, thú y xã, phường để được hướng dẫn, chuẩn bị tốt trước khi tái đàn heo. Ngành chức năng khuyến cáo người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, cụ thể là cần áp dụng các giải pháp kiểm soát tốt nguồn thức ăn, con giống, nguồn nước, tiêm phòng, vệ sinh khử trùng chuồng trại... Những nơi đã từng xảy ra dịch tả heo châu Phi thì phải tuân thủ triệt để khâu vệ sinh tiêu độc trước khi tái đàn và duy trì thường xuyên. Chăn nuôi khép kín, che chắn ngăn côn trùng, sinh vật trung gian mang mầm bệnh từ bên ngoài vào. Không để người lạ, mối lái tiếp xúc với chuồng trại để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan vi-rút gây bệnh sang vật nuôi.
Từng bước khôi phục đàn heo
Với mức giá hiện nay, trung bình mỗi con heo giống từ 12-15kg có giá bán khoảng 2 triệu đồng trên thị trường. Đây thực sự là mức giá quá cao đối với những hộ chăn nuôi từng chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch vừa qua. Ông Võ Hoàng Nam, ở ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, trăn trở: “Tôi rất muốn tái đàn lại, nhưng tìm mua con giống không có. Kế hoạch của tôi là sẽ nuôi khoảng 5 con heo nái, rồi gây dựng lại đàn heo. Nhưng giá bán heo giống và heo nái hậu bị quá cao nên không tiếp cận nổi. Rất mong nhận được sự hỗ trợ về nguồn giống để tái đàn, cũng như được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ chăn nuôi của Nhà nước”.
Băn khoăn trước câu chuyện tái đàn, ông Châu Thành Tiến, ở ấp Tân Phú A1, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Tôi rất muốn tái đàn nuôi heo trở lại, nhưng con giống rất hiếm và khó có khả năng phục hồi đàn heo với số lượng 50 con như trước”.
Bên cạnh đó, một số hộ giữ được đàn sau dịch tả heo châu Phi cũng đang gây dựng giống nuôi mới. Tuy nhiên, cách làm này mất nhiều thời gian hơn bởi chu kỳ từ lúc phối giống heo, đến lúc hậu bị và có được heo con cũng mất nhiều thời gian. Theo nhận định từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, với tình hình hiện tại, khoảng cuối năm 2020 hoặc quý I của năm 2021, đàn heo ở Hậu Giang mới có khả năng phục hồi được như trước. Nếu giá heo giống vẫn giữ mức quá cao như hiện nay thì rất khó để có được heo hậu bị, heo con tái đàn.
Mới đây, UBND tỉnh cũng có kế hoạch hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, từ đó sẽ có hỗ trợ giống chăn nuôi cho bà con. Kế hoạch này đang được ngành nông nghiệp và các địa phương triển khai, rà soát lại nhu cầu của người dân. Ngoài ra, có chương trình cung cấp tinh heo cho hộ chăn nuôi nông hộ. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, heo đực giống cho khai thác tinh dịch từ 211 con, qua dịch chỉ còn 59 con; đàn heo nái sinh sản từ 17.011 con, qua dịch chỉ còn 7.437 con. Do vậy, hiện nay nhu cầu con giống cho tái đàn là rất cao, nhưng số lượng heo nái sinh sản ở các cơ sở sản xuất con giống trong tỉnh rất hạn chế nên không thể đáp ứng được kịp thời. Đây là tình trạng chung của cả nước chứ không riêng Hậu Giang.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết: “Để giải quyết bức xúc trên, chúng tôi đã phản ánh tình hình khan hiếm con giống phục vụ việc tái đàn về Bộ NN&PTNT để có chỉ đạo chung. Mặt khác, ngành chỉ đạo cho hệ thống thú y, khuyến nông tiếp tục bám sát cơ sở, tăng cường tuyên truyền về thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi heo đực giống và heo nái sinh sản, giúp các hộ này tuyển lựa con giống tại chỗ để tăng đàn nái sinh sản, từng bước khôi phục lại tổng đàn ban đầu khi chưa có dịch bệnh. Đồng thời, liên hệ với ngành nông nghiệp các tỉnh để nhờ giới thiệu nơi có nguồn giống chất lượng, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận và mua được con giống để tái đàn. Hiện tại, số lượng heo đực giống và nái sinh sản đã có dấu hiệu khôi phục dù chưa nhiều”.
Sở NN&PTNT tỉnh cũng đang quyết liệt triển khai Quyết định số 50 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chăn nuôi nông hộ và triển khai đề án giống, trong đó có hợp phần chăn nuôi (mua 205 con giống ông bà để nhân tạo con giống bố mẹ và heo con). Mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh hướng đến là chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học. Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, liên kết thành các hợp tác xã để xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng thức ăn, con giống và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có như vậy thì chăn nuôi mới phát triển và bền vững. Bên cạnh đó, sẽ tích cực mời gọi các doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp vào đầu tư tại Hậu Giang để đưa nền chăn nuôi của tỉnh ngày càng phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của khu vực I.
Trước khi xuất hiện dịch tả heo châu Phi, tổng đàn heo toàn tỉnh trên 150.000 con, sau dịch chỉ còn khoảng 80.000 con. Tính đến thời điểm này, chỉ mới phục hồi được 20-30% tổng đàn heo toàn tỉnh. |
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thủ tướng cho phép thí điểm Mobile Money trong 2 năm
- ·Nam thanh niên bị cướp xe vì hẹn hò qua mạng xã hội
- ·Truy đuổi ô tô vi phạm tốc độ, cảnh sát phát hiện nhiều hàng cấm
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Chính hiệp TQ
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022
- ·Trước thời điểm 1/7, công chức ngóng chờ bảng lương mới
- ·Thanh niên ở Hà Nội lừa hàng chục người với chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
- ·Việt Á tính toán mức tiền "cảm ơn" các cựu quan chức như thế nào?
- ·Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đề xuất bổ sung nội dung chuyển đổi số
- ·Những khoản nợ nghìn tỷ của Xuyên Việt Oil tại các ngân hàng
- ·Việt Nam phê duyệt vaccine Covaxin của Ấn Độ
- ·Khởi tố cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
- ·Làm sao kê chứng minh tài sản công ty, Tổng giám đốc bị lừa 1,2 tỷ đồng
- ·Cặp đôi lừa đảo gần 5 tỷ đồng bằng thủ đoạn "chạy án"
- ·Hàng không Việt bước ra từ khủng hoảng và bài học thích nghi giữa đại dịch
- ·Bà chủ Xuyên Việt Oil mang nước tương đi hối lộ
- ·Cách trúng thầu giấy in tại NXB Giáo dục Việt Nam thời Nguyễn Đức Thái
- ·Khởi tố nữ cán bộ địa chính làm trái quy định gây thiệt hại hàng tỷ đồng
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2023
- ·Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị truy tố