【ti le nhà cái】Hải quan Móng Cái dẫn đầu Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp cơ sở
Hải quan Móng Cái cán đích thu ngân sách 1.250 tỷ đồng | |
Hải quan Móng Cái gặp mặt gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu | |
Hiệu quả thiết thực từ đánh giá năng lực cạnh tranh ở Hải quan Quảng Ninh | |
Hải quan Móng Cái đảm bảo thông quan hàng hóa 24/7 |
Lãnh đạo Cục Hải quan Quảng Ninh trao giải và kỷ niệm chương cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái. Ảnh: Q.H |
Đồng thời, cá nhân Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái Phạm Quốc Hưng cũng giữ vai trò người đứng đầu có chất lượng quản lý điều hành xuất sắc nhất.
Xếp ở vị trí thứ 2, 3 về CDCI lần lượt là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả.
Theo kết quả Khảo sát CDCI năm 2021, chất lượng quản lý, điều hành của các chi cục hải quan đều được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và có nhiều cải thiện. Trong đó, dẫn đầu trong về điểm số chung CDCI là Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái và Chi cục Hải quan Vạn Gia, với số điểm tăng đáng kể và cũng được các doanh nghiệp nhận xét tốt.
Sự tiến bộ vượt bậc của hai chi cục này đã dẫn tới sự thay đổi thứ hạng của các chi cục hải quan trọng bảng xếp hạng CDCI năm 2021 so với CDCI năm 2020.
Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hòn Gai giảm thứ hạng từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 2; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cầm Phả giảm từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô giảm thứ hạng từ thứ 3 xuống vị trí thứ 4 và Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh từ vị trí thứ 4 xuống vị trí cuối cùng về điểm số CDCI.
Điểm số CDCI năm 2021 của các chi cục hải quan nhìn chung ở mức cao, 4 Chi cục Hải quan có điểm số trên 90 điểm, chỉ có hai chi cục dưới 90 điểm; sự chênh lệch điểm giữa các chi cục hải quan không nhiều.
Bên cạnh đó, ba lĩnh vực quản lý chính của các chi cục hải quan gồm thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế và kiểm soát, giám sát hải quan đạt điểm trung bình trên 9 điểm, đây cũng là dư địa để các chi cục hải quan nâng cao hơn nữa chất lượng điều hành, tạo điều kiện tốt hơn nữa để doanh nghiệp thuận lợi hơn khi thông quan hàng hóa qua cửa khẩu và xử lý nhanh chóng các vấn đề về thuế, cũng như giám sát và kiểm soát hải quan.
Mặt khác, chỉ số chi phí không chính thức là điểm sáng theo đánh giá của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh, đây là chỉ số cao điểm nhất trong 8 chỉ số thành phần của CDCI năm 2021.
Còn lại, các chỉ số khác cũng được các chi cục hải quan cải thiện.
Đơn cử như thời gian thực hiện thủ tục hành chính hải quan được rút ngắn, hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan cũng được doanh nghiệp trong khảo sát đánh giá cao.
Các chỉ số thành phần khác như chỉ số đối xử công bằng, chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp hay chỉ số về vai trò của người đứng đầu có mức điểm thấp hơn nhưng không chênh lệch quá nhiều.
Điều này cũng cho thấy được sự đồng đều trong mức quan tâm của các chi cục tới các chỉ số trong thúc đẩy môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện tốt cho cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và chất lượng quản lý, điều hành cấp cơ sở của Cục Hải quan Quảng Ninh (CDCI) là một sáng kiến được thực hiện 5 năm liên tục từ năm 2017 cho tới nay.
CDCI năm 2021 tiếp tục tập hợp các đánh giá cảm nhận của các doanh nghiệp về công tác điều hành, quản lý của các chi cục hải quan trực thuộc một cách hệ thống.
Thông qua kết quả CDCI, các chi hải quan sẽ có những đánh giá, điều chỉnh thích hợp nhằm cải thiện chất lượng phục vụ, điều hành, quản lý, từ đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh chung tại tỉnh Quảng Ninh.
Mục đích của sáng kiến này nhằm duy trì và phát huy các nỗ lực cải cách của Cục Hải quan Quảng Ninh trong tạo thuận lợi hóa thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với mục tiêu phục vụ tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, CDCI là công cụ để tiếp tục truyền tải các thông điệp, động lực cải cách từ PCI đến DDCI Quảng Ninh và đến các chi cục trực thuộc Cục Hải quan Quảng Ninh. Sau 4 năm thực hiện, việc tiếp tục nâng tầm ảnh hưởng và cải thiện nội dung, phương pháp luận CDCI đã trở thành yêu cầu cần thiết để CDCI trở thành công cụ hữu hiệu hơn nữa nhằm cải thiện chất lượng quản lý, điều hành cấp cơ sở, đổi mới cách thức điều hành nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Nóng: Từ 8h sáng ngày 20/10 chính thức mở bán vé tàu Tết Canh Tý 2020
- ·TP.HCM: Yêu cầu quản lý chặt việc sử dụng tiền ảo trong thanh toán
- ·Truyền thông quốc tế đánh giá cao thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2017
- ·Tiêu chí để sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Dược Hậu Giang đạt chứng nhận JNKA
- ·Kiểm tra giám sát 44 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế phòng dịch COVID
- ·Mặt hàng gỗ đứng thứ mấy về xuất khẩu?
- ·Đưa robot vào điều trị bệnh nhân Covid
- ·Vì sao xuất khẩu dệt may bứt phá “khủng” trong hội nhập?
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: ‘Số nợ nhà thầu ở dự án Metro TP. HCM không quá nhiều’
- ·TP.HCM kiến nghị để y tế tư nhân thu dịch vụ khám và điều trị Covid
- ·Tai nạn giao thông kinh hoàng ở Hà Tĩnh: Tiết lộ danh tính 14 nạn nhân thương vong
- ·Năm 2018, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%
- ·Bộ Y tế chính thức cấp phép sử dụng lô vắc xin Sinopharm về TP.HCM
- ·Bình Định thêm 3 ca dương tính Covid
- ·Cẩn trọng kẻo mắc bệnh da liễu do thời tiết nồm ẩm
- ·Diễn biến bệnh của người đã tiêm vắc xin vẫn nhiễm Covid
- ·Năm 2018, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%
- ·Mất khứu giác, vị giác có phải bệnh Covid
- ·Xử lý nghiêm sai phạm tại Công ty TNHH MTV Ðầu tư và Xây dựng Tân Thuận
- ·Vimedimex trở thành đối tác chiến lược của Group 42 nhập khẩu vắc xin Covid