【trực tiếp bóng đá ngày mai】Bộ Công Thương "lên dây cót" cho xuất khẩu
Đổi mới cơ chế phối hợp
Tiếp nối kết quả khả quan trong năm 2017, bước sang tháng đầu tiên của năm 2018, theo Bộ Công Thương, kim ngạch XK ước đạt 19 tỷ USD, tăng trên 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch XK của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 5,41 tỷ USD, tăng 31,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), kể cả dầu thô đạt 13,6 tỷ USD, tăng 33,7%.
Tăng trưởng XK tích cực ngay từ đầu năm, song theo nhiều chuyên gia, nhìn kỹ lại “bức tranh” XNK của Việt Nam, trong năm 2018 cũng như tương lai xa hơn, vẫn còn một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả.
Đó là tăng trưởng XK dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như gia tăng các rào cản thương mại, hàng rào kỹ thuật của các nước NK. Cơ cấu hàng hóa XK tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN FDI. Tỷ lệ NK nguyên phụ liệu lớn khiến hàng hóa XK phụ thuộc vào thị trường cung cấp nước ngoài. Bên cạnh đó, mặc dù chất lượng hàng hóa nông sản, thủy sản đã được chú trọng cải thiện nhưng chưa đồng đều. Các mặt hàng nông, thủy sản XK còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Năng lực cạnh tranh của hàng XK chậm cải thiện, phần lớn các mặt hàng XK đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng...
Xuất phát từ việc nhìn nhận rõ những tồn tại trong hoạt động XNK của Việt Nam, đứng từ góc độ của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay: Cùng với những giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư phát triển sản xuất trong nước của Chính phủ và các bộ, ngành, Bộ Công Thương sẽ thực hiện có hiệu quả 3 định hướng chính là: Phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng có chất lượng cho XK; phát triển thị trường, mở cửa thị trường cho XK và tổ chức tốt hoạt động XK, kết nối chuỗi liên kết sản xuất-chế biến-XK.
”Bộ Công Thương xác định tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội DN để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Cùng với đó, Bộ cũng sẽ tập trung thay đổi một cách căn bản hơn công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa XK của Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trên thực tế, ngoài ba định hướng lớn nêu trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy XK trong năm 2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 7 nhóm giải pháp. Đó là, chú trọng cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý và cải cách bộ máy tổ chức quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động nguồn lực cho sản xuất; chú trọng tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường NK; tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa XK của Việt Nam, kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất, XK, phát triển thị trường; nghiên cứu các giải pháp, biện pháp phát triển XK, NK với từng thị trường quan trọng; tìm kiếm khả năng mở rộng các thị trường XK mới còn tiềm năng, đồng thời củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng cường các biện pháp tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa XK đặc biệt là nông, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết, phê duyệt các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước; đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển thị trường trong nước, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. “Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành và lắng nghe ý kiến và phản hồi của các DN về các vấn đề chính sách để cùng tháo gỡ những khó khăn, phát triển thị trường XK cho hàng hóa“, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Theo dõi hoạt động của Bộ Công Thương dễ thấy, các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy XK của Bộ được “lên giây cót” thực hiện ngay từ đầu năm, nêu ra trong kế hoạch từng tháng. Điển hình như, trong tháng 2, giải pháp mà Bộ Công Thương đề ra là thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN; tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới; tăng cường nghiên cứu các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình hoạch địch chính sách về hội nhập; tập trung nghiên cứu các vấn đề mới như tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng tác động trong các khung khổ hợp tác khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, ASEM, WTO; ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam nhằm tăng cường XK. Đối với các DN, tập đoàn lớn, Bộ này cũng đưa ra chỉ đạo cụ thể. Điển hình như, Bộ Công Thương yêu cầu, trong tháng 2, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chỉ đạo các đơn vị chế biến, kinh doanh than tập trung tiêu thụ than theo hướng ưu tiên đáp ứng tối đa cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và XK các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng nhằm giảm lượng tồn kho ở mức tối đa…
Xung quanh câu chuyện thúc đẩy XK hàng hóa, nhìn nhận riêng từ góc độ XK của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào khối DN FDI, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) nêu quan điểm: FDI là một thành phần hữu cơ của nền kinh tế. Việc giải quyết lo ngại không phải là làm tìm cách hạn chế hay giảm bớt hoạt động của các DN FDI mà phải tích cực hỗ trợ cho các DN trong nước có thể phát triển nhanh chóng, hiệu quả nhằm chiếm tỷ lệ XK cao hơn so với cơ cấu XK chung của đất nước. Ông Hải cũng khẳng định: Thời gian tới, phía Bộ Công Thương sẽ tham mưu và tạo điều kiện để tạo ra sự kết nối lớn hơn giữa các DN trong và ngoài nước, đặc biệt trong vấn đề chuyển giao công nghệ, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, gia tăng kim ngạch XK.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Ông Nguyễn Thanh Bình giữ chức Cục trưởng Cục Thuế Hậu Giang
- ·Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa X có nhiều đổi mới
- ·Liên hợp quốc mong muốn tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam về chăm sóc, bảo vệ trẻ em
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Tặng trang thiết bị cho Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1
- ·Thẩm tra tờ trình về chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp
- ·Hợp long cầu gần 600 tỉ đồng bắc qua sông Vàm Cỏ Tây
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Việt Nam là điểm nóng về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Tiếp tục phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn dự án Trung tâm Điện lực Sông Hậu
- ·Phụ nữ thành phố Vị Thanh tổ chức hoạt động về nguồn
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Huyện Phụng Hiệp: Sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2022
- ·Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước
- ·Cử tri bức xúc về vấn đề đất đai
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy Báo Hậu Giang