【bxh nhat 2】Thu hồi và xóa nợ thuế xuất nhập khẩu: Gặp khó từ quy định hiện hành
Vướng quy trình
Hiện nay,ồivàxóanợthuếxuấtnhậpkhẩuGặpkhótừquyđịnhhiệnhàbxh nhat 2 hầu hết các khoản nợ đọng trong diện quản lý của cơ quan Hải quan là nợ đã quá 10 năm của các DN bỏ trốn, mất tích, cơ quan Hải quan không thể thực hiện được các biện pháp cưỡng chế như quy định. Vì vậy, đối với những khoản nợ này, cơ quan Hải quan không thu được và cũng không đủ điều kiện xóa vì không áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế.
Theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thì các khoản nợ quá 10 năm kể từ ngày nộp thuế phải áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật mới được xóa nợ. Đây là điều kiện rất khó để cơ quan Hải quan thực hiện xóa nợ bởi các khoản nợ phát sinh khá lâu, DN nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành nên việc gửi văn bản và tổ chức xác minh mất nhiều thời gian và không đem lại hiệu quả.
Đây là vướng mắc chung của hầu hết Hải quan các tỉnh, thành phố. Cụ thể, tại Cục Hải quan Bình Định, thực hiện việc thu đòi nợ thuế, Hải quan nơi đây đã thực hiện tới biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, khi xác minh tại Cục Thuế và Công an địa phương mới biết được DN đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Khi đó, để thực hiện các biện pháp tiếp theo là biện pháp kê khai tài sản, thu tiền từ tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức cá nhân khác nắm giữ là không khả thi bởi DN đã trốn và không còn chủ thể để cưỡng chế.
Hay như tại Gia Lai- Kon Tum, gần 50% số nợ không có khả năng thu tập trung vào các DN có mã số thuế tại các địa phương khác, nợ thuế của các DN này đã kéo dài nhiều năm, DN đã mất tích, không thể liên lạc được với chủ DN. Hải quan Gia Lai- Kon Tum cho rằng, đối với các DN bỏ trốn, mất tích, cơ quan Hải quan chỉ có điều kiện thực hiện các biện pháp cưỡng chế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại ngân hàng, yêu cầu phong tỏa tài khoản, dừng làm thủ tục hải quan, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Các biện pháp còn lại như: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, thu tiền và tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ… gặp nhiều khó khăn và không khả thi. Vì vậy, với việc quy định cơ quan Hải quan phải áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế đối với DN đã bỏ trốn, mất tích theo điểm c Điều 32 Nghị định 83/2013/NĐ-CP để được xem xét xóa nợ thuế rất khó thực hiện.
Theo phản ánh của Cục Hải quan Lào Cai, đối với các khoản nợ quá 10 năm yêu cầu hồ sơ đề nghị xóa nợ phải có đầy đủ văn bản, tài liệu về việc đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, việc thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế đối với DN nợ thuế là rất khó thực hiện bởi hầu hết các DN đã không còn hoạt động, việc phối hợp với các cơ quan quản lý trên địa bàn cũng không hiệu quả do các DN đã phá sản, giải thể, mất tích nhiều năm. Vì vậy, đơn vị này kiến nghị, để thực hiện được biện pháp cưỡng chế: “kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật” đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm phối hợp của các bên liên quan.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, có một số trường hợp phát sinh nợ thuế, tiền chậm nộp không có khả năng thu hồi mà Luật Quản lý thuế chưa bao quát hết, chưa có cơ chế tháo gỡ dẫn đến tình trạng cơ quan Hải quan không có cơ sở để trình cấp có thẩm quyền xóa nợ nên vẫn phải theo dõi. Có trường hợp DN còn nợ thuế (không thuộc DN Nhà nước) nhưng cơ quan có thẩm quyền như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp đã ra quyết định chấm dứt hoạt động hoặc giải thể trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực (từ 1-7-2007), do đó không có khả năng thu hồi nợ thuế vì không còn chủ thể.
Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề cũng không thực hiện được. Mặc dù Điều 93 Luật Quản lý thuế có quy định biện pháp cưỡng chế này nhưng Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không có trường hợp thu hồi theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
Để đạt hiệu quả xử lý nợ thuế, Cục Hải quan Hà Nội đề nghị cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong Luật Quản lý thuế để đảm bảo trước khi chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản DN phải hoàn thành nghĩa vụ thuế; đồng thời bổ sung quy định xóa nợ đối với các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các DN đã bỏ trốn, mất tích không có khả năng thu hồi.
Thiếu cơ chế phối hợp
Không chỉ khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ, Hải quan các tỉnh, thành phố còn gặp khó trong công tác thu hồi và xóa nợ vì thiếu sự phối hợp của của cơ quan chức năng. Phản ánh về cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng khác, nhiều đơn vị hải quan cho biết, cơ quan Hải quan đã có công văn đề nghị Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Ngân hàng, Ủy ban nhân dân phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế như thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… tuy nhiên, nhiều trường hợp không có phản hồi, nên gây khó khăn trong công tác hoàn thiện hồ sơ xóa nợ.
Đại diện Hải quan Hải Phòng cho biết, với những DN còn có khả năng để thực hiện biện pháp cưỡng chế, cơ quan Hải quan chưa nhận được sự hợp tác tích cực từ cơ quan chức năng. Theo Cục Hải quan Hải Phòng khi đơn vị áp dụng biện pháp cưỡng chế “thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký DN, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề” và đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp. Nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ “lưu ý cảnh báo trên kế hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia” mà không thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp khác Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu vướng mắc nếu thu hồi Giấy đăng ký kinh doanh nhưng khi DN nộp thuế, Sở không khôi phục được Giấy đăng ký này cho DN vì hiện nay không có quy định về “Khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Hải quan Đồng Nai cho biết, quá trình lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, nhiều cơ quan như (Thuế, Ngân hàng, UBND địa phương…) không phản hồi với các đề nghị cưỡng chế của cơ quan Hải quan nên việc hoàn thiện hồ sơ quản lý, xóa nợ nên cơ quan Hải quan rất khó thực hiện. Với trường hợp “kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên” hay “thu tiền, tài sản khác của DN nợ thuế’ cơ quan Hải quan không nắm được thông tin về tài sản của DN, trong khi việc xác minh thông tin này chưa có văn bản hướng dẫn.
Theo phản ánh của đại diện Cục Hải quan Tây Ninh, việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Hải quan chưa được kịp thời. DN thường phải khai báo thuế hàng tháng, hàng quý qua mạng cho cơ quan Thuế, tuy nhiên, nhiều trường hợp DN đã ngừng hoạt động hoặc có biểu hiện dừng hoạt động nhưng cơ quan Hải quan không nhận được cảnh báo từ cơ quan Thuế. Hoặc cùng một đối tượng nợ thuế nhưng cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp thu hồi nợ riêng, chưa có sự phối hợp và quản lý chung để ngăn chặn kịp thời.
Ông Nguyễn Hải Trang,Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK: Để tháo gỡ những những khó khăn vướng mắc của Hải quan các tỉnh thành phố trong công tác thu hồi và xóa nợ đọng, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề xuất, kiến nghị với Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi một số quy định hiện hành. Cụ thể: Đề xuất bổ sung quy định xóa nợ đối với DN đầu tư nước ngoài, DN tư nhân có nợ thuế trên 10 năm. Cụ thể, DN đã bị cơ quan chức năng đã thu hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi mã số thuế, DN đã giải thể không còn hoạt động mà chủ DN đã bỏ về nước, chủ DN đã chết nên không áp dụng được biện pháp kê khai tài sản thì thuộc đối tượng xóa nợ. Đối với các trường hợp này không cần áp dụng đủ tất cả các biện pháp cưỡng chế. Tổng cục cũng đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung thống nhất giữa các Luật Quản lý thuế và Luật DN, hoàn thiện các quy định về thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề liên quan đến xử lý xóa nợ nêu trên để việc quản lý thu hồi nợ đọng, thu hồi giấy phép kinh doanh được khả thi hơn. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Việt kiều định cư nước ngoài có được sở hữu nhà ở Việt Nam
- · CHỜ XUÂN
- ·EURO 2024: Thêm nhiều kỷ lục mới sau lượt trận đầu các bảng A và B
- ·EURO 2024: ĐT Romania tạo bất ngờ lớn nhất từ đầu giải
- ·Đã mãn hạn tù nhưng người phạm tội vẫn không chịu bồi thường
- ·Con gái từ bỏ giấc mơ đại học, mong kiếm tiền cứu mẹ nguy kịch
- ·Cha mẹ ly hôn, bé gái 11 tuổi bị ung thư buồng trứng cần giúp đỡ
- ·Mắc bệnh ung thư vú, goá phụ nghèo canh cánh nỗi lo con trai tâm thần
- ·Lương công nhân 3 triệu/tháng, làm sao tôi nuôi được 2 đứa con?
- ·Thỏa thuận hạt nhân Iran: "Được ăn cả, ngã về không"
- ·Cậu bé ung thư mong có tiền chữa bệnh thoát chết
- ·Con bị ung thư mong manh sự sống, bố mẹ nghèo khẩn cầu cứu mạng
- ·Không còn tiền điều trị, mẹ nghèo định ôm con về nhà chờ chết
- ·Người đàn ông đơn thân bất lực trước cảnh bị máy cưa nghiền nát chân
- ·Mua tinh bột nghệ ở đâu?
- ·Trao hơn 116 triệu đồng đến gia đình bé Nguyễn Bá Phát ở Nghệ An
- ·Vợ thế chấp nhà mong cứu chồng nguy kịch vì tai nạn bỏng
- ·Chia tài sản đứng tên bố mẹ chồng
- ·Bé 8 tháng tuổi khóc rưng rức vì bướu nguyên bào thần kinh
- ·Trao hơn 222 triệu đồng đến em Hoàng Thanh Nam