【trực tiếp bóng đá tốc độ cao hôm nay】Công bố Sách trắng về các tôn giáo ở Việt Nam
Sách trắng tôn giáo tại Việt Nam gồm ba chương,ôngbốSáchtrắngvềcáctôngiáoởViệtrực tiếp bóng đá tốc độ cao hôm nay dày 132 trang, giới thiệu về 16 tôn giáo ở Việt Nam, chính sách tôn giáo của Việt Nam cùng những thành tựu, ưu tiên của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Sáng 9-3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam".
36 tổ chức tôn giáo được công nhận
Sách trắng mở đầu bằng việc khẳng định ở Việt Nam không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo; không có mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo. Người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng chung sống hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này đều luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người.
Ông Nguyễn Tiến Trọng, phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, giới thiệu sơ lược về nội dung Sách trắng.
Theo đó, hiện Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.
Việt Nam cũng có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha'i,...
Trong đó Phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất với trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự vào năm 2021.
Kế đến là Công giáo với trên 7 triệu người theo và 7.771 cơ sở thờ tự. Đạo Tin Lành và đạo Cao Đài lần lượt xếp thứ ba và thứ tư về số lượng tín đồ.
Ông Nguyễn Tiến Trọng, phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu tại sự kiện công bố Sách trắng - Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật
Các tổ chức tôn giáo cũng được tham gia vào đời sống chính trị xã hội. Quốc hội khóa XV có năm vị chức sắc trúng cử đại biểu.
Ở cấp tỉnh, có 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân; cấp huyện là gần 500 người và cấp xã là hơn 5.600 người.
Sách trắng khẳng định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo: "Không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm".
Người dân cũng hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số, vốn chiếm khoảng 14% dân số.
Với gần 4.500 cuốn thuộc 17 đầu sách liên quan tôn giáo được đưa vào thư viện của 54 trại giam, Việt Nam cũng khẳng định "Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù".
Việc xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được tạo điều kiện. Ở Việt Nam có khoảng 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động, trong đó có nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín.
Với các cơ sở thờ tự, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo. Năm 2022, đã có 203 cơ sở thờ tự tôn giáo được cấp phép xây dựng mới, 283 cơ sở được cấp phép sửa chữa và cải tạo.
Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho cả người nước ngoài Sách trắng khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu tập trung ở TP.HCM và Hà Nội, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Malaysia, Nga, Mỹ, Pháp... ./. |
Theo TTO
(责任编辑:La liga)
- ·Long An triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022
- ·Đầu tư dự án theo hình thức PPP: Đà Nẵng “toát mồ hôi”
- ·Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên quốc tế U13 Việt Nam
- ·Tăng cường kiểm soát giá dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- ·Đề xuất giải pháp xử lý và ngăn chặn lừa đảo trực tuyến
- ·Thống nhất với đề nghị nghiên cứu, lập dự án đầu tư cầu thay phà Tân Phú trên Quốc lộ 57B
- ·Huyện Phú Giáo: Sôi nổi Giải việt dã năm 2023
- ·Hải Dương thu hút dự án FDI chất lượng, hiệu quả cao
- ·Động lực nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023?
- ·Đầu tư ra nước ngoài 534 triệu USD; tăng hơn 911 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn
- ·Tổng Công ty Điện lực miền Nam thăm, chúc tết UBND tỉnh Long An
- ·Yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Nghị định kinh doanh xăng dầu; Quy hoạch điện VIII
- ·Thi đua lao động sáng tạo
- ·Năm 2023, Hà Nội tăng cường các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
- ·Trung Quốc: Nhiều người 'sập bẫy' vàng kém chất lượng khi mua trực tuyến
- ·Thứ trưởng Phan Chí Hiếu làm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- ·Ba trụ cột cơ bản
- ·Tăng cường rà soát, khắc phục các quy định mâu thuẫn, chồng chéo
- ·Dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu
- ·Chính phủ chỉ đạo về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, phụ cấp hằng tháng