【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá america de cali】KLS giải thể: Vì đâu phải ‘xóa sổ’ một thương hiệu chứng khoán nghìn tỷ?
Đối với một mã chứng khoán niêm yết khá nổi như KLS,ảithểVìđâuphảixóasổmộtthươnghiệuchứngkhoánnghìntỷthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá america de cali hay với thương hiệu của một công ty chứng khoán thuộc TOP đầu trong khối các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay, việc bỗng dưng đưa ra tuyên bố giải thể đã làm rúng động dư luận, thậm chí có cả ảnh hưởng tới tâm lý thị trường là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, việc chọn thời điểm vào cuối buổi chiều thứ sáu (8/4) để công bố thông tin này, Ban lãnh đạo KLS dường như đã có tính toán khá kỹ và thể hiện trách nhiệm khá chu đáo của mình.
Bởi qua hai ngày nghỉ cuối tuần, phía ban lãnh đạo công ty KLS có thể cung cấp thông tin để dư luận và nhà đầu tư có thời gian tiếp cận vấn đề, tránh tâm lý bất định nhất thời gây ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và tâm lý thị trường.
Công ty chứng khoán “nghìn tỷ” gặp khó
Thông tin từ Hội đồng Quản trị Công ty CP Chứng khoán Kim Long cho biết, mức vốn điều lệ hiện tại cảu KLS được ghi nhận là 2.025 tỷ đồng, tương đương với 202,5 triệu cổ phiếu phổ thông. Trong đó, Công ty đã đã mua lại 20.250.000 cổ phiếu (tương đương với 10% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) làm cổ phiếu quỹ. Do vậy, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) là 182.250.000 cổ phiếu.
Theo báo cáo hoạt động của công ty, kết thúc năm tài chính 2015, doanh thu của KLS đạt 170,42 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng so với năm 2014. Hoạt động đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất là 48,46% tổng doanh thu của KLS, trong khi hoạt động khác chiếm tỷ trọng 45,63% tổng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế năm 2015 bị âm hơn 68 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư vào một số cổ phiếu dầu khí nên không đạt được kế hoạch đặt ra. Do vậy, cổ phiếu KLS đã bị đưa vào diện cảnh báo từ 3/2/2016 do lợi nhuận sau thuế năm 2015 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2015 âm.
Thống kê qua kịch sử giao dịch của cổ phiếu KLS trong 1 năm qua cho thấy, mức giá thị trường luôn luôn thấp hơn giá trị sổ sách và thường xuyên ở dưới mệnh giá.
Tuy nhiên, theo công bố của KLS, tính đến ngày 31/3/2016, tổng cộng tài sản bằng tiền và tương đương là hơn 2.388,9 tỷ đồng và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu được tính bằng gần 12.500 đồng/cổ phiếu – cao hơn thị giá trên sàn hiện nay.
Còn theo nếu tính toán dựa trên tiền mặt gửi ngân hàng và số lượng cổ phiếu mà Công ty đầu tư trên sàn, thì giá trị mỗi cổ phiếu hiện được tính khoảng hơn 11.000 đồng (Công ty này hiện có lượng tiền mặt và giá trị cổ phiếu đang đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng).
Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán Kim Long, trong trương trình nghị sự tại Đại hội cổ đông ngày 25/4 tới đây, Hội đồng quản trị công ty sẽ trình bày phương án giải thể công ty và lấy biểu quyết của cổ đông.
Đây là động thái bất ngờ và gây khá nhiều hoài nghi, vì trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều thông tin không chính thức cho rằng KLS đang tiến hành hợp nhất với một công ty chứng khoán khác. KLS còn là một trong những công ty chứng khoán có mức vốn lớn nhất trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, dư luận cũng không khỏi băn khoăn vì KLS là một thương hiệu hiệu công ty chứng khoán được thành lập sớm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thành lập từ năm 2006) và hiện cũng đang là một địa chỉ khá uy tín đối với nhà đầu tư, khi công ty này vẫn đang quản lý tới 10.811 tài khoản của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Còn kết quả kinh doanh trong những năm qua tuy có gặp khó khăn, những chưa phải lâm vào tình trạng bết bát...
Giải thể công ty để bảo toàn lợi ích cho cổ đông?
Theo lý giải của HĐQT Công ty CP Chứng khoán Kim Long, các hoạt động kinh doanh của KLS qua các năm đã luôn duy trì được sự ổn định và an toàn, bảo vệ được nguồn lực tài chính cho Công ty. Tuy nhiên, chính vì mục tiêu bảo toàn nguồn lực mà hiệu quả kinh doanh mang lại không cao...
Trong khi đó, ban lãnh đạo KLS cho rằng, qui mô thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ; tính cạnh tranh ngày càng cao; nếu KLS muốn gia tăng thị phần trong các hoạt động nghiệp vụ thì phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, có thể dẫn đến thất thoát nguồn lực và thiệt hại cho các cổ đông…
Chính vì vậy, “Hội đồng quản trị Công ty đã nhất trí thông qua Phương án giải thể công ty để trình Đại hội đồng cổ đông năm 2016. Việc giải thể này theo đánh giá của Hội đồng quản trị sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của Công ty trong tình hình hiện nay”, thông tin của KLS cho biết.
Theo thông tin riêng của TBTCO, thì HĐQT của KLS khá tin tưởng vào sự đồng thuận của cổ đông tại cuộc đại hội sắp tới. Còn một đại diện của UBCKNN cũng cho rằng, phương án của KLS cam kết là đáp ứng đúng các qui định của pháp luật và giải pháp giải thể có tính khả thi trong việc đảm bảo lợi ích của cổ đông và lợi ích của người lao động trong công ty.
Cũng theo các tính toán dựa trên thông tin của lãnh đạo KLS đưa ra và thực tế thu thập được, thì giá trị cổ phiếu KLS trên thị trường hiện nay đang thấp hơn so với giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ sáu (8/4), cổ phiếu KLS vẫn tiếp tục tăng giá, với mức tăng phiên này là 2,25% và đứng tại mức giá 9.100 đồng/CP. Đây là mức giá còn thấp hơn khá nhiều so với mức giá sổ sách, cũng đồng nghĩa rằng mức giá hiện tại đang thấp hơn khá nhiều mức giá được hoàn trả - nếu được giải thể - theo tính toán của ban lãnh đạo KLS.
Đây có thể là lý do quan trọng mà HĐQT của KLS tin tưởng phương án giải thể đưa ra sẽ được đại hội đồng cổ đông của công ty sắp tới thông qua trong bối cảnh hiện nay.
Trong khi đó, mặc dù thông tin KLS sẽ không lựa chọn giải pháp sáp nhập với công ty chứng khoán khác, mà sẽ thực hiện phương án giải thể chỉ vừa chính thức được công bố, nhưng thông tin này cũng đã có “rò rỉ” từ trước, nhưng qua lịch sử diễn biến giao dịch của cổ phiếu KLS gần đây cho thấy, nhà đầu tư không những không có sự hoảng loạn bán tháo cổ phiếu này, mà trái lại còn khá tích cực mua gom.
Cụ thể, nếu tính trong 5 phiên gần đây nhất, thì giá cổ phiếu KLS đã tăng lên 21,5%. Còn trước đó, nếu tính từ cuối tháng 1/2016 đến 28/3/2016, cổ phiếu KLS thậm chí còn tăng mạnh, với mức tăng trưởng đạt tới gần 60%.
Cũng theo thống kê qua 10 phiên gần đây cho biết, trung bình mỗi phiên có hơn 2,5 triệu cổ phiếu KLS được thu mua. Ngay trong phiên 8/4, vẫn có tới hơn 3,5 triệu cổ phiếu KLS được giao dịch khớp lệnh, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 31,73 tỷ đồng…
Còn theo phương án giải thể của HĐQT Công ty Chứng khoán Kim Long, khi công ty thực hiện giải thể, mỗi cổ đông sẽ nhận được một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty.
Đối với cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc giải thể Công ty tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2016 có quyền yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của mình. Giá cổ phiếu công ty mua lại sẽ tính theo giá tham chiếu trên thị trường theo trình tự qui đinh.
HĐQT KLS cũng cho biết, do các khoản nợ phải trả của công ty là rất nhỏ, nên việc giải quyết các nghĩa vụ nợ là khá đơn giản và sẽ được Công ty tất toán khi thanh lý các hợp đồng dịch vụ với các đối tác có liên quan.
Công ty cũng cam kết sẽ đảm bảo mọi quyền lợi, nghĩa vụ như đã giao kết với khách hàng trong các hợp đồng đã ký; Tạo điều kiện để khách hàng tự tất toán tài khoản giao dịch tại KLS và chuyển sang giao dịch tại công ty chứng khoán khác.
Riêng đối với 86 người lao động hiện có của KLS, Công ty sẽ chia lại toàn bộ Quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trong quá trình giải thể…
Được biết, trong quá trình thực hiện tái cấu trúc các công ty chứng khoán thời gian qua, từ 105 công ty chứng khoán hiện đã giảm xuống chỉ còn 80 công ty đang hoạt động, điều đó cho thấy đã có tới hơn 20 công ty chứng khoán đã bị “xóa tên” thông qua việc giải thể, sáp nhập, dừng hoạt động…
Với số lượng còn khá đông công ty chứng khoán hiện có, thì việc một cái tên nào đó sẽ lại “biến mất” khỏi thị trường vẫn là điều có thể tiếp tục còn tiếp diễn. Điều quan trọng là những sự kiện như vậy cần được xử lý một cách có trách nhiệm, đúng pháp luật, để không tạo ra những bất ổn, gây ảnh hưởng lệch lạc tới hoạt động đầu tư, cũng như tránh đi những tác động tiêu cực tới tâm lý chung của thị trường./.
Thống kê sơ bộ cho biết, hiện Công ty CP Chứng khoán Kim Long có khoảng 20.000 cổ đông, trong đó Công ty Quản lý quỹ Market Vectors Vietnam ETF (Mỹ) đang nắm giữ 5,5% tổng số cổ phần – tương đương 10.015.100 cổ phiếu KLS; ông Hà Hoài Nam – Chủ tịch HĐQT KLS hiện nắm giữ 9,72% tổng số cổ phần, với 17.707.680 cổ phiếu; ông Phạm Tấn Huy Bằng – Thành viên HĐQT của KLS - cũng đang nắm giữ 5,37%, với 9.781.600 cổ phiếu... |
Mai An
(责任编辑:World Cup)
- ·Ứng phó với thiên tai: Không cẩn thận sẽ dẫn đến thảm họa
- ·BIDGROUP – Hành trình và dấu ấn 10 năm
- ·Đô thị Cà Mau nâng tầm diện mạo mới
- ·Sai phạm dày đặc tại Dự án BOT cầu Đồng Nai
- ·Tiết lộ cuộc trò chuyện 20 phút của kẻ cắp máy bay ở Mỹ bị tiêm kích quân sự truy đuổi
- ·Cần 2.800 tỉ đồng xây cầu Cửa Đại tuyến ven biển Dung Quất
- ·Xử lý 29 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
- ·Bộ Giao thông vận tải được phép đầu tư dự án đường bộ ven biển qua Nam Định
- ·Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ cấm, hạn chế đi lại hơn 20 tuyến đường
- ·BIDGROUP – Hành trình và dấu ấn 10 năm
- ·Thủ tướng: Tại sao Việt Nam không đạt 50 triệu khách như Thái Lan, Singapore… mà chỉ mới 15
- ·Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Mấu chốt là phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường
- ·Tập đoàn Berjaya (Malaysia) nghiên cứu đầu tư vào Đà Nẵng
- ·Lãnh án vì bán ma túy giúp bạn
- ·Ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất: Cục hàng không nói gì?
- ·Tăng cường xử lý vi phạm, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh
- ·Trung tâm Thông tin tác chiến TP.Thủ Dầu Một: Tiếp nhận và xử lý kịp thời yêu cầu của người dân
- ·Phát hiện nhiều vụ vi phạm về xuất xứ hàng hóa
- ·Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- ·ACV chính thức công bố 9 phương án thiết kế Sân bay Long Thành