【tỷ số và tỷ lệ 2 in 1】Việt Nam đứng trong nhóm các quốc gia tăng trưởng hàng đầu thế giới
Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi,ệtNamđứngtrongnhómcácquốcgiatăngtrưởnghàngđầuthếgiớtỷ số và tỷ lệ 2 in 1 Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TBTCVN.
PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước trong các năm vừa qua?
- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi:Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 bình quân đạt khoảng 5,91%, mặc dù có thấp hơn so với mục tiêu 6,5% - 7%, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức thì đây là mức tăng khá cao và được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế giới và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 6,68% năm 2015, là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm còn 6,21% chủ yếu là do ảnh hưởng của giá dầu và tăng trưởng thương mại thấp.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 191,3 tỷ USD vào năm 2015 và tăng lên 201,3 tỷ USD vào năm 2016. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong 5 năm qua cũng tăng cao, đạt bình quân 24%/năm và tăng từ 1.752 USD/người năm 2012 lên mức 2.173 USD/người năm 2016.
Những cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6% vào năm 2015 mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Trong năm 2016, mặc dù lạm phát đã tăng lên mức 4,74%, nhưng vẫn thấp hơn so với mức mục tiêu lạm phát 5% mà Quốc hội đã đề ra. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát trong từng thời kỳ...
|
Có được những thành tựu trên là nhờ các chủ trương, đường lối phát triển đúng đắn của Đảng, Nhà nước như tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời, Việt Nam đã tranh thủ tốt các nguồn lực từ bên ngoài khi chủ động ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định về thuế, hải quan,… Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, (trong đó ưu tiên các trọng tâm là tái cơ cấu Đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; ngân sách nhà nước và nợ công; và tài cơ cấu ngành, lĩnh vực sản xuất…), đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
PV: Với những thành tựu mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, ông dự báo như thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2020?
- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi: Với những ưu thế sẵn có cộng với những cam kết về việc xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng từ Chính phủ, các nỗ lực trong đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cùng với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới, tôi cho rằng đến năm 2020 các chỉ tiêu kinh tế - tài chính mà Quốc hội đã đề ra cơ bản sẽ đạt và vượt mục tiêu.
Đó là, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng khoảng 3.200 - 3.500 USD/người; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 cũng sẽ giảm xuống, còn khoảng 4% GDP so với mức trên 5% trong những năm gần đây nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu NSNN và nợ công.
Các chỉ tiêu khác cũng được dự báo sẽ đảm bảo và vượt mục tiêu như: Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%, năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 4%/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với Trung Quốc (năng suất lao động tăng trên 7%) và Hàn Quốc (hơn 5%) tại thời điểm các quốc gia này có trình độ phát triển tương đương Việt Nam hiện nay thì đây là mức tăng thấp và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng tăng trưởng.
PV: Thưa ông, để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô vào năm 2020, Việt Nam cần có những giải pháp gì?
- Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi: Trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đề ra về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu vĩ mô khác cần nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương, các bộ, ngành, địa phương và cả cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Trong đó, cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh triển khai một số nhóm giải pháp như:
Trước tiên, cần tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật, thể chế chính sách…; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thực hiện chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với công tác quy hoạch, hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân và cơ chế hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…
Tiếp theo, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đồng thời, cần tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới như công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, công nghệ thông minh…
Ngoài ra, cần chủ động và có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Thị Hải Bình - Nguyễn Hồng Sâm (Thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Hỗ trợ xe cứu thương và tặng tivi cho người nghèo huyện Lộc Ninh
- ·Thành công đến từ sự chăm chỉ
- ·Nhọc nhằn nghề đóng cừ tràm
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Bệnh nhân ung thư và nỗi lo viện phí
- ·Mít và sầu riêng sẽ trở thành nguồn điện sạch trong tương lai
- ·Phát hiện thi thể trẻ sơ sinh bỏ trong bao tải
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Tìm về tiếng xưa
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Phú Riềng vận động cơ sở kinh doanh tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch corona
- ·Nhịp cầu kết nối yêu thương
- ·Hạn chế tối đa tập trung trên 50 người tại các đám cưới, đám hiếu
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·97,65% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh
- ·Điện lực Hớn Quản tri ân khách hàng
- ·Cảnh giác ung thư tiền liệt tuyến
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Nhân dân đóng góp 578,5 triệu đồng xây dựng NTM