【verona – napoli】Bộ trưởng Cao Đức Phát nghe 'tâm sự đắng lòng' vì cá chết ở Huế
Hôm qua,ộtrưởngCaoĐứcPhátnghetâmsựđắnglòngvìcáchếtởHuếverona – napoli một đoàn công tác của Trung ương do Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn đến thăm bà con ngư dân, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây tại vùng biển Thừa Thiên - Huế.
Cùng đi với đoàn xuống thăm ngư dân có lãnh đạo Tỉnh Thừa Thiên - Huế: ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính và lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các ban, ngành liên hữu quan tại địa phương.
Bộ trưởng Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế nghe dân kiến nghị cứu kế sinh nhai vì cá chết hàng loạt
Bộ trưởng Cao Đức phát và giới chức địa phương đã nghe những "tâm sự đắng lòng" của người dân về cá chết đã ảnh hưởng tới vươn khơi, bám biển cũng như kế sinh nhai của họ.
Tại Cảng cá Thuận An, Bộ trưởng Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chia sẻ với ngư dân, các chủ tàu dịch vụ thu mua hải sản xa bờ, các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Tại đây, người dân bày tỏ những khó khăn trước tình hình cá chết bất thường trong thời gian qua, gây thiệt hại lớn về kinh tế; đồng thời kiến nghị Nhà nước có sự hỗ trợ kịp thời cho dân tái đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ông La Văn Lội, chủ tàu đánh bắt trung và gần bờ ở thôn Tân Lập, thị trấn Thuận An - Một ngư dân đã nhiều năm làm ngư tâm sự đã gần tháng rưỡi nay, tàu nằm bờ vì hải sản đánh bắt không bán được, một phần nguồn lợi hải sản gần bờ không dồi dào như trước. Đời sống gia đình hiện nay đang gặp khó khăn, nợ ngân hàng khoảng 150 triệu đồng. Bây giờ không biết lấy đâu ra để trả.
Còn ngư dân, chủ tàu Mai Dũng ở thị trấn Thuận An buồn bã cho biết, cả tháng nay kể từ ngày xảy ra hiện tượng cá biển chết trôi dạt vào bờ, người dân không ăn cá biển, hải sản rất khó bán, giá lại thấp nên tàu của gia đình chỉ đi biển được 3 ngày.
Các hộ nuôi cá trên đầm phá ven biển ở thị trấn Thuận An cũng bày tỏ khó khăn trước sự việc cá chết bất thường, đột ngột.
Bà Nguyễn Thị Hoa đại hiện cho người dân thị trấn Thuận An cho biết từ khi có hiện tượng cá chết bất thường, cá nuôi tại địa phương chỉ chết lai rai. Nhưng mấy ngày qua đột nhiên cá nuôi chết hàng loạt, những loại cá nuôi bị chết đều có giá trị kinh tế cao, như cá mú, hồng, chẽm, dìa…
Nhiều hộ ở thôn Hải Tiến bị thiệt hại nặng, không có khả năng để tái đầu tư sản xuất. Nguyện vọng của người dân lúc này là cấp trên sớm có chính sách hỗ trợ mua con giống, thức ăn để có điều kiện sản xuất, ổn định cuộc sống.
Đại diện lãnh đạo Cảng cá Thuận An thông tin, ảnh hưởng hiện tượng cá chết bất thường thời gian qua khiến sản lượng đánh bắt bị sụt giảm khoảng 31% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do hải sản không tiêu thụ được, tàu thuyền nằm bờ kéo dài. Các hạng mục tại cảng hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng, quy mô hạn chế, hệ thống xử lý nước thải, môi trường không bảo đảm; trong khi số lượng tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ ngày càng tăng. Lãnh đạo cảng kiến nghị với Bộ trưởng cần quan tâm, đề xuất Trung ương sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng Cảng cá Thuận An đáp ứng yêu cầu neo đậu, tránh trú bão...
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, ngư dân cần yên tâm vươn khơi, bám biển; người dân yên tâm sử dụng, tiêu thụ hải sản an toàn. Hải sản đánh bắt từ 20 hải lý trở ra đều ăn được, người dân không nên lo ngại. Các bộ, ngành cũng đã quan trắc môi trường nước biển, mẫu cá đều cho kết quả an toàn. Sáng kiến của tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn làm cơ sở, điều kiện để người dân yên tâm sử dụng cần được phát huy.
Trả lời các kiến nghị của người dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát thông tin, Chính phủ đã có chủ trương, chỉ đạo hệ thống ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất… cho dân. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa mới ký Quyết định số 772 QĐ-TTg, ngày 9-5-2016 về việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Với các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ giống để tiếp tục thả nuôi; khi tái nuôi người dân cần phối hợp với cơ quan chức năng, cán bộ để được tư vấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật nuôi an toàn, hiệu quả.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, hải sản đánh bắt từ 20 hải lý trở ra đều ăn được, người dân không nên lo ngại
Theo đó, hỗ trợ hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng cá chết bất thường theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình là chủ tàu, hộ gia đình có lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy, hoặc lắp máy dưới 90 CV và các hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng. Chính phủ hỗ trợ một lần tối đa 5 triệu đồng/tàu không lắp máy, hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV đánh bắt ven bờ, vùng lộng do tạm ngừng ra khơi đánh bắt. Hải sản khai thác trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào thuộc vùng biển từ các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, khi cơ quan chức năng xác nhận không an toàn buộc phải tiêu hủy thì được hỗ trợ không quá 70% giá trị sản lượng; đồng thời hỗ trợ khắc phục hậu quả môi trường…
Các kiến nghị của lãnh đạo Cảng cá Thuận An, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hứa sẽ phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế bàn kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng cảng cá một cách phù hợp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền các loại hải sản an toàn để người dân yên tâm tiêu thụ.
Dịp này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã trao 10 suất quà tặng các hộ hộ gia đình ngư dân gặp khó khăn ở thị trấn Thuận An bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng hiện tượng cá chết thời gian qua.
Còn mới đây, ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Giám đốc Công ty Quản lý & Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết trong 6 ngày qua, đơn vị đã xả tổng cộng 35 triệu m3 nước ngọt qua đập dâng Thảo Long để điều tiết nước cho vùng đầm phá Tam Giang sau vụ chết cá lồng.
Cụ thể, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị đã xả nước ngọt từ ngày 3/5 qua đập dâng Thảo Long để đẩy nước về vùng đầm phá Tam Giang nhằm điều tiết môi trường nước. Trước đó tại vùng này, cá lồng đã chết nhiều tại các vùng ven biển Thuận An (huyện Phú Vang) và Hải Dương (thị xã Hương Trà), nhận định do thiếu oxy.
Lượng nước nói trên cũng được “giúp đỡ” một phần từ điều tiết các hồ thủy điện, hồ chứa nước về sông Hương. Qua ghi nhận của PV và phản ánh từ người dân địa phương, lượng cá lồng hầu như đã không còn chết sau thời điểm nước được xả về hạ lưu vùng đầm phá.
Hồng Anh(T/h)
(责任编辑:La liga)
- ·Ô tô Suzuki Across 2021 mang cốt Toyota RAV4 bản PHEV có gì đặc biệt
- ·Bộ Giao thông muốn triển khai Dự án Cao tốc Quy Nhơn
- ·Fernandes và Pogba giúp Man Utd thắng lớn
- ·Khởi công cải tạo đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất vào ngày 29/6.
- ·Vì sao Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) bị phạt 450 triệu đồng?
- ·Chủ đầu tư được tự quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng?
- ·U15 Becamex Bình Dương hòa Đồng Nai
- ·Chelsea đại thắng ở Champions League
- ·Ấn tượng 35.000 lượt truy cập trong Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2021
- ·Bayern hủy diệt Frankfurt: Cú depa hoàn hảo cho trận Klassiker
- ·Chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá với đường có xuất xứ từ Thái Lan
- ·Công nghiệp hỗ trợ: Không thể chỉ trông vào nước nổi, bèo nổi
- ·Ngoại hạng Anh cho phép cầu thủ tiếp xúc gần trên sân tập
- ·Hai liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quốc lộ 45
- ·Ô tô nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng 3
- ·Thừa Thiên Huế: Kêu gọi đầu tư dự án trung tâm thương mại tại đường Bà Triệu, TP Huế
- ·Lạng Sơn thừa nhận không thể hoàn thành đoạn cao tốc Hữu Nghị
- ·Tăng trưởng GDP trông chờ vào đầu tư công
- ·Vì sao nhiều nhà đầu tư chứng khoán bị phạt tiền nặng?
- ·Cá nhân đồng thời chủ trì thiết kế và làm chỉ huy trưởng công trình có hợp lệ?