【kết quả trận galatasaray】Tận dụng các công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics tăng cường hợp tác khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ Phát huy vai trò tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu |
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Hồng Vân |
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang chịu nhiều áp lực
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Do đó, sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào “sức khỏe” của nền kinh tế thế giới rất nhiều. Trong khi đó, tình kinh tế thế giới trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và những căng thẳng về chính trị, xung đột.
Theo phân tích của TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xung đột chính trị giữa một số nước trên thế giới đã khởi phát và là nhân tố quan trọng nhất khiến luồng thương mại nói chung và của Việt Nam nói riêng sụt giảm. Bên cạnh đó, lạm phát đã làm sụt giảm mạnh thu nhập, tiết kiệm do đại dịch Covid-19. Điều này khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.
Đơn cử như tại Mỹ và EU, TS. Lê Xuân Sang dẫn chứng, mức lạm phát tăng đã “bào mòn” mạnh mẽ các loại phúc lợi, trợ cấp cho các cá nhân, hộ gia đình. Song hành với thu nhập cá nhân giảm, lạm phát tăng cao thì mức độ lạc quan kinh tế giảm mạnh. Những nhân tố này là nguyên nhân chính khiến mức chi tiêu cá nhân khả dụng của Mỹ, EU giảm, qua đó, giảm tiêu dùng hàng hóa cá nhân, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Kinh tế Trung Quốc hồi phục chưa như kỳ vọng cũng làm giảm mạnh xuất khẩu của Việt Nam mặc dù RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) vừa có hiệu lực và nước này mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc cấp phép nhập khẩu cho 7 mặt hàng nông sản. Đặc biệt, do sản xuất và thị trường bất động sản Trung Quốc khó khăn, xuất khẩu thép của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm rất mạnh (gần 5 lần) trong nửa đầu năm 2023.
Trong bức tranh chung đó, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu chịu nhiều khó khăn hơn cả, từ thị trường tiêu thụ sản phẩm, môi trường đầu tư kinh doanh đến việc tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động.
Cần các giải pháp thiết thực
Việt Nam hiện có 6 nguồn vốn dành cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, gồm: ngân sách; vốn nước ngoài; huy động từ thị trường vốn; đối tác; vốn tín dụng, bảo lãnh và cho thuê tài chính; vốn tự có, vốn góp. Trong đó, vốn tín dụng vẫn là kênh huy động lớn nhất của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 48,71%) còn lại được huy động từ các nguồn khác.
Sử dụng công cụ tài chính phái sinh cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu Các công cụ tài chính phái sinh cũng cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tạo lợi nhuận. Thông qua việc dự đoán và tìm kiếm cơ hội trên thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng tương lai hoặc tùy chọn để tạo lợi nhuận từ biến đổi giá cả hay tỷ giá hối đoái. Các công cụ tài chính phái sinh cũng cho phép doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các giao dịch trọng số để tận dụng sự khác biệt giữa giá cả hoặc tỷ giá hối đoái trên các thị trường khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp tạo lợi nhuận từ việc mua bán hàng hóa hay tài sản trong các thị trường có giá khác nhau. |
Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do thiếu thông tin minh bạch, quản trị chưa theo chuẩn mực; thiếu tài sản đảm bảo; định hạng tín nhiệm chưa có hoặc ở mức thấp; yêu cầu nhiều vốn tối thiểu và dự phòng rủi ro hơn từ đơn vị tài chính tín dụng khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.
Những ách tắc trong việc tiếp cận nguồn vốn này không chỉ tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính vì vậy, cần tháo gỡ từ cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như những giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra.
Gợi ý giải pháp, Ths. Trần Thị Hương - giảng viên Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (Học viện Tài chính) cho rằng, tận dụng các công cụ tài chính phái sinh là một phương pháp tối ưu hóa tài chính quan trọng và hiệu quả cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng tương lai và tùy chọn là các hợp đồng dựa trên giá trị của tài sản hay tài khoản khác, được sử dụng để quản lý rủi ro tài chính và tạo cơ hội lợi nhuận từ biến đổi không lường trong hoạt động xuất khẩu.
Một cách sử dụng phổ biến của các công cụ tài chính phái sinh là bảo hiểm tài chính. Các cơ quan quản lý cần thiết kế và cung cấp gói sản phẩm bảo hiểm xuất khẩu mở rộng là giải pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thông qua sản phẩm này, chỉ bằng một hợp đồng bảo hiểm, các nhà xuất khẩu Việt Nam vừa bảo vệ được quyền lợi bảo hiểm là lô hàng xuất khẩu trong trường hợp gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho lại vừa có được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết của các nhà bảo hiểm trong trường hợp phải đối mặt với các khiếu nại liên quan đến trách nhiệm sản phẩm.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện Tài chính:Tài chính là công cụ liên quan trực tiếp đến nguồn vốn của doanh nghiệpNền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu nhiều áp lực. Tình hình nói trên đặt ra bài toán cần phát huy mọi công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Trong số các công cụ của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thì tài chính là công cụ rất quan trọng vì có liên quan trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tính thanh khoản cho các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của doanh nghiệpĐể tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần tập trung tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại, tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, các biện pháp và giải pháp tài trợ, cấp vốn cho xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro thanh toán trong hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp tổng thể từ Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất hướng đến xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Đặc biệt chú trọng tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong thủ tục xuất nhập khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Bác sĩ sản khoa nổi tiếng ở TP.HCM bị xử phạt vì làm lộ thông tin bệnh nhân
- ·ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 6,9%
- ·Nữ bệnh nhân có hàng nghìn viên sỏi mật như trân châu
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Bất chấp "cơn lốc" giảm giá, tháng 11 ô tô vẫn tăng trưởng thấp
- ·Bác sĩ tuyến xã ‘hòa sóng’ khám chữa bệnh từ xa
- ·Báo động đỏ toàn viện, cứu sống trẻ bị vỡ tim ở Nghệ An
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Tốn hơn trăm triệu đồng khi điều trị uốn ván không có bảo hiểm y tế
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Tìm những tinh trùng sót lại giúp nam giới làm cha
- ·Lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may sụt giảm
- ·Người bệnh ung thư cần chăm sóc về tâm lý, tâm thần
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Thiếu Sandbox sẽ cản trở sáng tạo, đầu tư và gây thất thu quốc gia
- ·Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải đến đâu?
- ·Bé trai bị ngã từ trên cây vỡ đôi lá lách khi chơi cùng bạn trong vườn
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Khẩn cấp xin nhập thuốc giải độc 8.000 USD, tránh cảnh 'ăn đong từng bữa'