【siêu cúp bồ đào nha】Giá cá, tôm khởi sắc, thủy sản xuất khẩu sẽ đạt 9,6 tỷ USD
Cá tôm mất giá, xuất khẩu thủy sản chỉ "cán đích" 9 tỷ USD | |
Tin vui đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra | |
Xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản chủ lực giảm |
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Thu Hòa |
Giá cá, tôm sụt giảm
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): 10 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 7,084 tỷ USD (giảm 2,0% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, tôm đạt 2,78 tỷ USD (giảm 6,4%), cá tra đạt 1,64 tỷ USD (giảm 10 %)...
Điểm đáng chú ý trong nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay là giá 2 mặt hàng chủ lực gồm tôm và cá tra liên tục ghi nhận giảm sút trong nhiều tháng.
Cụ thể, giá tôm nguyên liệu giảm thấp từ đầu tháng 3 đến tháng 8 đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (giá tôm thẻ chân trắng ướp đá giảm 15.000-20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước).
Từ cuối tháng 3 đến nay, giá cá tra cũng giảm liên tục, hiện duy trì ở mức 20.500-21.500 đồng/kg (giảm 5.000-8.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2018).
Tại sao giá các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều rơi vào trạng ảm đạm như vậy? Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay: Đối với tôm nước lợ, một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Ecuador… tiếp tục được mùa tôm, giá thành sản xuất thấp, nguồn cung dồi dào. Những tác động này đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá tôm trong nước.
Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn cao hơn các nước khác. Một số doanh nghiệp nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ có giá rẻ hơn dẫn đến tôm nguyên liệu trong nước bị cạnh tranh, dư cung.
Ngoài ra, thị trường Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu biên mậu; tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ quan, chưa đáp ứng yêu cầu cũng là nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến.
Với cá tra, ông Trần Đình Luân phân tích: Do giá cá tra nguyên liệu đã duy trì ở mức cao liên tục trong 2 năm 2017-2018 đã khuyến khích sản xuất. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi đầu tư nguồn lực mở rộng diện tích nuôi thương phẩm ở một số địa phương có tiềm năng đã góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, tạo xu hướng giảm giá do dư cung.
Ngoài ra, một số quốc gia nuôi cá tra khác như Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh đã đầu tư phát triển cá tra, đặc biệt Indonesia bắt đầu xây dựng, quảng bá dòng cá tra sạch và chiếm lĩnh thị trường Trung Đông.
“Một lý do khác là Ả rập - Xê út vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, trong đó có sản phẩm cá tra. Trung Quốc thắt chặt việc kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu qua đường biên mậu từ ngày 1/6/2019 khiến các nhà xuất khẩu cá tra chưa kịp ứng phó”, người đứng đầu Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.
Xuất khẩu “cán đích” hơn 9 tỷ USD
Sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, dấu hiệu đáng mừng là những tháng gần đây, giá tôm đã tăng trở lại. EU đang tăng mua thủy sản trong các tháng cuối năm 2019. Các thị trường khác như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang tăng trưởng khá tốt.
Đối với ngành cá tra, hiện tại, giá cá tra thương phẩm đã tăng 500-1.000 đồng/kg so với các tháng giữa năm và theo quy luật vào cuối năm sẽ có nhiều đơn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm. Do vậy, dự báo giá cá tra thương phẩm các tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020 có thể duy trì ở mức hiện tại.
"Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến chủ động được nguồn cung cá nguyên liệu ở thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020 nên tình trạng bị thiếu hụt nguyên liệu ít có khả năng xảy ra", ông Trần Đình Luân nói.
Dự kiến, cả năm nay xuất khẩu tôm sẽ đạt 4,1 tỷ USD; cá tra đạt 2,3 tỷ USD và hải sản đạt 3-3,2 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm đạt khoảng 9,4-9,6 tỷ USD.
Để sản xuất, xuất khẩu thủy sản Việt có thể phát triển vững bền hơn thời gian tới, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, với ngành tôm, yêu cầu trước mắt lẫn dài hạn là phải tạo ra nguồn tôm sạch có chứng nhận với giá cạnh tranh.
Vì vậy, cần sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thủy sản trong việc kiểm soát chặt chẽ chế phẩm nuôi tôm, ngặn chặn từ gốc các nguồn thẩm lậu các hoá chất nuôi tôm không có tên trong danh mục cho phép.
Đối với ngành hàng cá tra, muốn cân đối nguồn cung – cầu, tránh tình trạng thừa cung, cần thiết có dữ liệu ngành đầy đủ và lũy kế theo chuỗi để đánh giá tình hình, áp dụng số hóa và có thông tin định hướng cho ngành.
Ngoài ra, cần tăng cường khâu kiểm soát giống để đảm bảo chất lượng, chú trọng chất lượng cá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu mậu biên; đối với thị trường EU cần có thêm sự hỗ trợ từ các chuyên gia và nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh marketing, thúc đẩy thị trường…
Với ngành hàng hải sản, đại diện VASEP nhấn mạnh: Nhà nước nên quy hoạch lại đội tàu đánh bắt xa bờ vì thực tế hiện nay số tàu đánh bắt hiệu quả chỉ chiếm 30 – 40%, còn lại bị thua lỗ hoặc phải nằm bờ; có chính sách ổn định nhập khẩu nguyên liệu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·NovaGroup: 29 năm trọn niềm tin ‘Cho cuộc sống bừng sáng’
- ·Hà Nội: Nợ thuế giảm gần một nửa trong vòng 4 năm
- ·Doanh nghiệp thành lập mới tăng nhờ thủ tục thuế thuận lợi
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Công ty TNHH Regina Miracle Intenational được ưu tiên về hải quan
- ·Sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Ký hợp đồng EPC Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Rà soát, chấn chỉnh hoạt động kho ngoại quan
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Huy động vốn trái phép khi bán nhà
- ·President Widodo’s visit to expand ties
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Sáng tạo VPBank: gắn kết trong giãn cách
- ·Vĩnh Phúc: Chi cục Thuế Lập Thạch thu ngân sách tăng 20%
- ·Vịt trời thả đồng, giá đắt gấp đôi vịt thường khách vẫn đặt mua
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Vật lộn đưa 'thủy quái' sông Sê San lên bờ