【kết quả bóng đa c1】Hiệu quả từ giảm phát thải và phát triển bền vững của doanh nghiệp gỗ
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững Việt Nam đề nghị IPU thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước |
DN tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử ngành nội thất của Công ty Nghĩa Sơn. Ảnh: TL |
Lan tỏa câu chuyện thành công
Tại một hội thảo về giảm phát thải và phát triển bền vững do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Truyền, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã chia sẻ nhiều thông tin đáng chú ý về hoạt động giảm phát thải tại các DN ngành gỗ.
Cụ thể, từ kinh nghiệm kiểm kê khí nhà kính cho các DN ngành gỗ, bà Nguyễn Thị Truyền chỉ ra rằng, có tới 90% lượng phát thải tại DN đến từ tiêu thụ điện năng và 10% đến từ phát thải trực tiếp. Như vậy, tối ưu hóa năng lượng chính là dư địa để cắt giảm khí nhà kính tại các DN. Mặc dù các DN ngành gỗ đã có nhiều cải tiến như thay thế đèn huỳnh quang T8 bằng đèn LED, tận dụng chiếu sáng tự nhiên… nhưng theo bà Truyền, vẫn còn nhiều giải pháp tiềm năng cho DN giảm phát thải như lắp đặt đồng hồ giám sát năng lượng; thay đổi hệ thống máy nén khí, hệ thống lọc bụi, hệ thống máy lạnh, đầu tư lò sấy gỗ năng lượng mặt trời, đầu tư máy CNC tự động, lắp hệ thống điện mặt trời…
Cách đây không lâu, khi nói về hoạt động giảm phát thải, phát triển bền vững trong ngành gỗ, HAWA nhận định, sự ngần ngại chuyển đổi vẫn là rào cản lớn đối với nhiều DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự ngần ngại này. Ông Lê Xuân Tân, Ủy viên Ban chấp hành HAWA, Giám đốc điều hành Công ty Gỗ Hạnh Phúc nhìn nhận, hầu hết các DN phải thuê đất để xây dựng nhà xưởng. Như vậy sẽ có trường hợp quyền thuê đất không còn đủ dài để đi hết vòng đời của dự án.
Ngoài ra, DN nghiệp còn phải trải qua rất nhiều “chông gai” về mặt pháp lý, công nghệ, tài chính. Việc triển khai cải tạo nhà xưởng cũng phải thực hiện sao cho không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, để đảm bảo dòng tiền cho DN. Trước những vấn đề như vậy, ông Tân cho rằng cần có những câu chuyện điển hình đã thành công cũng như những bài học kinh nghiệm để DN nhìn nhận rõ lợi ích của sự chuyển đổi cũng như lựa chọn mô hình phù hợp cho mình.
Nhận diện được nhu cầu này, từ tháng 5/2024, Tổ chức ILO và HAWA đã phối hợp triển khai Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững cho DN ngành gỗ nhằm hỗ trợ DN chuyển đổi nhận thức và bước đầu thực hành giảm phát thải carbon cũng như nâng cao năng lực về quản trị carbon cho các nhà máy. Bên cạnh những buổi chia sẻ từ chuyên gia về chuyển đổi số, các DN tham gia dự án cũng đã được trải nghiệm thực tế tại một số nhà máy điển hình.
Trong đó, Công ty Happy Furniture là một trong những nhà máy đi đầu về ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng theo xu hướng bền vững; Công ty Hồng Ký là câu chuyện thành công về triển khai hệ thống ERP/SAP. Các DN cũng được tìm hiểu kinh nghiệm của Công ty Nghĩa Sơn trong việc ứng dụng công nghệ để khai thác tiềm năng của thương mại điện tử ngành nội thất và câu chuyện ứng dụng ERP của Công ty Mộc Phát để giải phóng nguồn lực, mang đến những thay đổi tích cực cho nhà máy.
Chủ động chuyển đổi
Là một trong những câu chuyện thành công điển hình về chuyển đổi số, ông Phạm Duy Doanh, Trợ lý Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Mua hàng Công ty Mộc Phát cho biết, dự án ERP được Mộc Phát triển khai từ cuối năm 2018 xuất phát từ khó khăn nội tại của chính Mộc Phát tại thời điểm đó. Cụ thể, lãnh đạo DN thường xuyên phải có mặt ở công ty để thực hiện việc chỉ đạo, điều hành. Trong khi công ty thường xuyên đối mặt với phàn nàn của khách hàng, tình trạng hàng hóa bị nhầm lẫn, các yêu cầu không được đáp ứng đầy đủ hoặc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”… Thậm chí, việc thực hiện các báo cáo mất rất nhiều thời gian và độ tin cậy thấp.
Thực tế này đã thôi thúc Mộc Phát triển khai dự án ERP với chi phí ban đầu là 75.000 USD. Sau 15 tháng triển khai, dự án đã đi vào vận hành chính thức và đã mang lại hiệu quả rất lớn cho DN như nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng tính linh hoạt, tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu chi phí và lợi nhuận cũng như mang đến sự phát triển bền vững cho DN.
“Những kết quả này cho thấy việc chuyển đổi số rất xứng đáng với những gì DN đã đầu tư” – ông Doanh khẳng định.
Việc mang đến những câu chuyện điển hình về chuyển đổi số, giảm phát thải như Mộc Phát, Hồng Ký, Nghĩa Sơn, Happly Furniture đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho các DN về vấn đề này. Nhận diện rõ những hiệu quả có thể đạt được, chuyển đổi số không còn là câu chuyện xuất phát từ yêu cầu bên ngoài mà trở thành sự thôi thúc từ chính nhu cầu của các DN.
Bà Nguyễn Thị Truyền cho biết, theo quy định của Nhà nước, những đơn vị có mức tiêu thụ khoảng 1.000 TOE (tấn dầu tương đương), tương ứng khoảng 6,5 triệu KWH điện mỗi tháng hoặc có mức phát thải từ 3.000 tấn CO2 mới phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo bà Truyền, định mức này tương ứng với DN có quy mô trung bình lớn trở lên, với số lượng từ 600 công nhân.
Tuy nhiên, điểm tích cực là hiện tại gần như tất cả các DN ngành gỗ đều đang muốn triển khai hoạt động này. Thậm chí, có DN có quy mô rất nhỏ, chỉ khoảng 40 công nhân cũng đã thuê tư vấn để thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đặc biệt, sau khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính, hầu hết các DN gỗ đều đã có ngay định hướng về việc nâng cao hiệu quả quản lý điện năng. Cụ thể là có giải pháp kỹ thuật để ban đầu tiết kiệm năng lượng đạt 10%, sau đó là lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để đến năm 2035 có thể tiết kiệm 25%, tương ứng mức giảm phát thải khi nhà kính là 25%.
Bà Truyền dẫn chứng, Công ty Trần Đức đã thay đổi tôn để giảm bớt điện năng cho việc chiếu sáng, lắp đồng hồ giám sát hiệu quả năng lượng, thay đổi hệ thống máy nén khí… Nhờ đó, công ty đã tiết kiệm được 15% chi phí về năng lượng. Trần Đức cũng dự kiến lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất 1 MW để có thể giảm phát thải khoảng 50% và dự kiến di dời 2 nhà máy với công suất điện mặt trời lắp đặt là 5MW để đạt mục tiêu cân bằng phát thải. Tương tự, Công ty Lâm Việt cũng đang làm việc với đơn vị dịch vụ về điện mặt trời và đã có định hướng về công suất lắp đặt.
Công ty Gỗ Đức Thành thậm chí còn đặt mục tiêu giảm 75% phát thải vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này, công ty đã lên kế hoạch chi tiết cho việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa giờ vận hành, cải tiến quy trình sản xuất và lắp đặt điện mặt trời.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·30 tuổi thì đã làm sao?
- ·Lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
- ·5 tỉnh và TP Hồ Chí Minh điều động, bổ nhiệm nhân sự
- ·Báo chí Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- ·Tài sản nào cho con ngoài giá thú?
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giữ được Tết an lành trong điều kiện mới
- ·Nông nghiệp hữu cơ đâu chỉ phục vụ riêng giới nhà giàu
- ·Các đại biểu đồng tình, thống nhất cao với báo cáo tại phiên khai mạc Đại hội XIII
- ·8 tháng đầu năm, công nghiệp hồi phục, xuất siêu chục tỉ USD
- ·Bình Phước tiết kiệm gần 40 tỷ từ tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
- ·Giá vàng hôm nay, 10/1: Tiếp nối đà giảm
- ·Gánh hai chữ “ổn định” không hề nhẹ
- ·Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc tháo gỡ ách tắc nông sản ở các cửa khẩu
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc
- ·Long An họp mặt mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm 2 tướng lĩnh
- ·Giới thiệu phim tài liệu ‘Bác Hồ với các kỳ Đại Hội Đảng’
- ·OECD đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách hàng đầu thế giới
- ·Gợi ý mô hình kinh doanh đắt khách tại shophouse Trung tâm Hành chính Thủ Thừa, Long An
- ·Công tác nhân sự Đại hội XIII được chuẩn bị chặt chẽ, dân chủ