【đội hình wolves gặp newcastle】Doanh nghiệp châu Âu không còn ngại lạm phát
Kế hoạch đầu tư và các đơn đặt hàng dự kiến gia tăng
Các kế hoạch đầu tư được báo cáo trong khảo sát có khuynh hướng tăng,ệpchâuÂukhôngcònngạilạmpháđội hình wolves gặp newcastle với 41% các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam, so với 34% của quý trước. Hơn nữa, số lượng các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự định tăng đáng kể đầu tư đã tăng gấp đôi từ 8% của quý trước lên 16% quý này. Tương ứng với chuyển biến này, số lượng các đơn đặt hàng dự kiến sẽ tiếp tục tăng, lên mức 67% (so với 61% và 53% của hai quý trước). Chỉ có 14% các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến có sự sụt giảm về các đơn hàng, giảm mạnh so với con số 36% của năm ngoái.
Tác động của các bước chuyển biến tích cực trong kế hoạch đầu tư và các đơn hàng dự kiến đã góp phần gia tăng kế hoạch tuyển dụng: 47% các doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến tiếp tục có sự gia tăng nhân sự.
Kết quả khảo sát cũng cho biết, lạm phát không còn là vấn đề đáng lo ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu. Những kế hoạch do Chính phủ Việt Nam triển khai nhằm giảm lạm phát đã phát huy tác dụng. Điều này được thể hiện rõ qua các con số có sự giảm đáng kể, từ 43% của quý trước và 50% của năm ngoái xuống còn 29% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lạm phát có “tác động đáng kể và nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tham gia khảo sát phần nào tiếp tục thể hiện sự lạc quan đối với triển vọng kinh tế vĩ mô, với 47% mong chờ một sự “ổn định và cải thiện” của tình hình hiện tại và 35% cho rằng sẽ không có sự thay đổi nào.
Kỳ vọng môi trường kinh doanh tốt
Kết quả khảo sát của quý trước cũng cho thấy một số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang một nước ASEAN khác. Trong vấn đề này, EuroCham mong muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình xác định những vấn đề ẩn chứa đằng sau sự quan ngại này. Kết quả khảo sát của quý này cho thấy bốn thách thức chính của doanh nghiệp châu Âu khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là tham nhũng (72%); việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán (67%); những trở ngại về hành chính (52%); và thiếu sự minh bạch (45%).
Khi nhìn nhận chi tiết hơn về tác động của thực tế “việc thực thi các quy định pháp luật còn yếu hoặc chưa nhất quán”, khoảng 50% các doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ ra rằng việc thay đổi các luật lệ đã tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ. Chỉ 7% cho rằng việc thay đổi các luật lệ trong suốt năm 2013 là điều tích cực.
Hướng đến năm 2014, khoảng một nửa doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng các quy định sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực đến công việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, khoảng 32% vẫn hy vọng sẽ có một môi trường pháp lý tích cực vào năm 2014. Điều này lý giải cho việc có tới 89% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng “Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc các kiến nghị trong Sách Trắng 2014” dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11-11.
Một điều đáng lưu ý khác là các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng ghi nhận một số khía cạnh rất tích cực khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là các cơ hội kinh doanh (60%), sự tăng trưởng trong tương lai của thị trường (60%) và việc Việt Nam được xem như một trung tâm khu vực về xuất khẩu (19%).
Về kết quả của cuộc khảo sát quý cuối cùng trong năm 2013 này, Giám đốc Điều hành của EuroCham Csaba Bundik cho biết: “Chỉ số Môi trường Kinh doanh lần thứ 3 liên tiếp vẫn giữ mức 50. Với chuyến thăm sắp tới của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ngài Antonio Tajani cùng hơn 50 đại diện doanh nghiệp châu Âu theo sáng kiến “Sứ mệnh vì sự phát triển”, Việt Nam cần chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn là một thị trường cạnh tranh trong khu vực, và tăng chỉ số trở lại mức trước đây. Chúng tôi tin rằng nếu các vấn đề đề cập trong Sách Trắng 2014 của EuroCham được giải quyết thành công, sẽ góp phần cải thiện tình hình kinh doanh và thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam”.
An Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công nghệ cao làm nên nông nghiệp hiện đại
- ·Chỉ 17,2% người lao động hài lòng với mức lương của mình
- ·Lạng Sơn có 8 bài thi môn ngữ Văn chấm lại giảm từ 1,25 đến 1,75 điểm
- ·Liên minh Hợp tác xã chưa phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2018
- ·Công ty Cổ phần Thép TVP tự hào đạt Tốp 10 Thương hiệu mạnh
- ·Hà Nội nêu nhiều giải pháp đột phá thực hiện Đề án 06
- ·Điều chuyển tài sản của Dự án phòng, chống AIDS về 47 địa phương
- ·Sai phạm chấm thi ở Hà Giang: Để địa phương chấm sẽ khó tránh tiêu cực
- ·Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
- ·Bộ Công Thương gửi bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá vật liệu hàn
- ·Sản xuất xanh, nâng tầm thương hiệu
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 86 phát hành ngày 19/7/2018
- ·Hơn 78 triệu trẻ bị tước đoạt quyền được bú mẹ ngay sau khi sinh
- ·Lũ quét và đôi điều suy ngẫm về hai chữ trách nhiệm
- ·Mua vé tàu Tết Nhâm Thìn qua mạng: nghẽn liên tục
- ·Xuất cấp hàng dự trữ cứu trợ, viện trợ đạt khoảng 1.505 tỷ đồng
- ·Giảm áp lực giao thông: Quy hoạch lại cấu trúc đô thị
- ·Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
- ·Chuyện đau lòng ở nhà xây dựng sai phép
- ·Hòa Bình: Còn khó khăn trong thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục