会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua hạng nhất anh】6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát!

【ket qua hạng nhất anh】6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát

时间:2025-01-11 05:32:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:165次
Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn,ảiphápcầnquantâmđểđạtđượcmụctiêukiểmsoátlạmpháket qua hạng nhất anh giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Mục tiêu kiểm soát lạm phát khả thi nhưng vẫn cần cẩn trọng

Lạm phát được kiểm soát phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 còn khá nhiều.

6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát
Lạm phát 9 tháng năm 2024 ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 còn khá nhiều. Ảnh Thanh Hồng

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, có nhiều nguyên nhân để Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công trong 9 tháng qua. Trong đó, đầu tiên phải nói đến đó là do sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu tháng 9/2024 chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong ba năm rưỡi và dưới mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong tháng 8/2024, lạm phát của Mỹ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; Tây Ban Nha tăng 2,3%; Đức tăng 1,9%; Pháp tăng 1,8%. Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2024 của Ấn Độ tăng 3,7%; Philippines tăng 3,3%; Nhật Bản tăng 3%; Indonesia tăng 2,1% và Hàn Quốc tăng 2%. Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, CPI tháng 9/2024 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.

“Lạm phát thế giới hạ nhiệt đã giúp cho Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa bình quân 9 tháng đầu năm giảm 1,73% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt phải kể đến mặt hàng xăng dầu, là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, trong khi giá mặt hàng này lại phụ thuộc chủ yếu vào giá của thế giới. Do đó, giá dầu thế giới giảm làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước quý III/2024 giảm 7,72% so với cùng kỳ năm trước đã tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm”– bà Nguyễn Thu Oanh thông tin.

9 tháng năm 2024, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như: Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân. Chú trọng tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong thời điểm thiên tai, bão lũ, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp được Chính phủ tiếp tục thực hiện như chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 2% thuế VAT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm mức thu đối với 36 khoản phí, lệ phí để hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2024. Ngoài ra, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát.

6 giải pháp cần quan tâm để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát
Một số yếu tố có thể làm tăng lạm phát những tháng cuối năm. Ảnh Minh Quân

Rủi ro lạm phát vẫn cao, cần tập trung 6 giải pháp

Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội đã thông qua mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức từ 4 - 4,5%. Theo bà Nguyễn Thu Oanh, mặc dù lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức 3,88%. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng lạm phát những tháng cuối năm như: Rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương. Đồng thời, theo quy luật, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI. Cùng với đó, dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới và thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý có thể làm tăng lạm phát

Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao trong khi tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Chưa kể, các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát hợp lý...

“Nếu chỉ số tiêu dùng những tháng cuối năm liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm 2025”– bà Nguyễn Thu Oanh phân tích và cho rằng, để có thể kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm cần quan tâm tới 6 yếu tố, bao gồm:

Thứ nhất, giá cả hàng hóa trong nước phụ thuộc khá nhiều vào thị trường quốc tế, trong khi tình hình chính trị thế giới hiện nay rất phức tạp và khó lường, có khả năng việc đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ ngày càng nặng nề. Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới mặc dù đã giảm trong thời gian vừa qua nhưng vẫn đang ở mức cao, hiện nay giá dầu cũng đang theo xu hướng tăng nhanh trở lại. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên biến động của giá hàng hóa trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Do đó, cần phải theo dõi sát biến diễn thế giới để có những giải pháp phù hợp cho trong nước.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch, do đó dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, điều này cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá điện cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm.

Thứ ba, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện sẽ tác động làm tăng CPI. Do đó cần thận trọng về thời điểm cũng như mức độ điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý cho phù hợp.

Thứ tư, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì chúng ta thực hiện các gói kích cầu, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công, điều này cũng có thể tạo sức ép lên mặt bằng giá nếu nguồn cung tiền không được kiểm soát một cách hợp lý.

Thứ năm, những rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi có thể tác động làm tăng giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương.

Thứ sáu, theo quy luật tiêu dùng, vào các tháng cuối năm và dịp Lễ, Tết, giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
  • Ra mắt sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn dành cho DN
  • Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ
  • Nhân chứng thảm kịch Itaewon: 'Điều tồi tệ chắc chắn sẽ xảy ra'
  • Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
  • Thủ tướng Anh Liz Truss tuyên bố từ chức
  • IMF chuẩn bị cho việc đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế
  • Lạng Sơn: Thu giữ hơn 17.000 chiếc khẩu trang y tế
推荐内容
  • Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
  • Tạm giữ nhiều túi xách, đồng hồ có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng
  • Cảnh sát biển: Điều tra bắt giữ, xử lý 253 vụ trong đợt cao điểm
  • Hướng dẫn học sinh tiểu học học trên Internet và truyền hình.
  • Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
  • Trao giải cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 4