会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bong datruc tuyen】Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn!

【bong datruc tuyen】Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn

时间:2025-01-11 09:49:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:748次

Tận dụng nguồn phụ phẩm,ềutiềmnăngphttriểnkinhtếtuầbong datruc tuyen chất thải thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường,... là những ưu điểm của mô hình kinh tế tuần hoàn - hướng làm nông nghiệp nhiều tiềm năng đang được nông dân trong tỉnh áp dụng.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của anh Huỳnh Văn Tấn, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy.

Hướng đi bền vững

Thay vì chỉ chuyên nuôi bò để phát triển kinh tế như một số hộ dân thì hộ ông Lương Hùng Khanh, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, lại chọn hướng làm kinh tế tuần hoàn kết hợp nuôi cá thát lát và trùn quế. Theo ông Khanh, trước đây, ông và gia đình cũng loay hoay chuyện trồng cây gì, nuôi con gì nhưng từ khi bắt tay vào tìm hiểu và thấy bạn bè áp dụng có hiệu quả thì ông bắt đầu tìm hiểu cách làm kinh tế này. Khi hay tin Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh có chương trình hỗ trợ 50% vốn để thực hiện mô hình, ông và gia đình đã mạnh dạn tham gia.

“Gia đình được hỗ trợ 6 con bò sinh sản và 7.500 con cá thát lát. Tôi tận dụng chất thải của bò làm thức ăn cho trùn quế. Sau hơn 2 tháng nuôi, tôi thu hoạch trùn quế làm thức ăn cho cá thát lát. Phân trùn quế bón cho cỏ nuôi bò, trong mô hình này không có phụ phẩm nào bỏ đi. Làm kinh tế tuần hoàn phải ghi chép thông tin vào sổ nhật ký điện tử. Mình dễ dàng theo dõi được quá trình canh tác”, ông Khanh chia sẻ.

Cũng bắt đầu với mô hình kinh tế tuần hoàn từ đầu năm 2022, nhưng thay vì chọn nuôi bò, trùn quế và cá thát lát thì anh Huỳnh Văn Tấn, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, gắn kinh tế của mình với ốc bươu đen, dê, sầu riêng và mít. Kể về mô hình của mình, anh Tấn cho biết: “Gia đình trồng 10 công sầu riêng và mít xen kẽ nhau, lấy ngắn nuôi dài. Dê hiện tại có 10 con cái và 1 con dê đực, nuôi được khoảng 7 tháng, đã có đẻ dê con. Còn ốc bươu đen thì nuôi chủ yếu là cung cấp ốc giống cho các hộ có nhu cầu. Phân dê sẽ đưa vào bồn ủ lại làm phân hữu cơ bón cho sầu riêng và mít. Còn nước thải của dê sẽ đưa xuống ao nuôi bèo cám làm thức ăn cho ốc bươu đen. Nhờ đó, gia đình tiết kiệm chi phí mua thức ăn cho phân bón và xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên”.

Tuy thời gian canh tác tuần hoàn chưa lâu nhưng theo anh Tấn thì hiệu quả bước đầu đã dần hiện rõ khi phụ phẩm của cây trồng, vật nuôi này để làm đầu vào cho cây trồng, vật nuôi khác, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận. Còn về lâu dài thì gia đình đã có thể nhẹ lo về chi phí đầu tư cũng như giảm ô nhiễm môi trường nếu tăng quy mô trong tương lai.

Sát cánh cùng nông dân

Từ thành công tại các mô hình kinh tế tuần hoàn đã triển khai, ngành nông nghiệp tỉnh đã tăng cường hướng dẫn, khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cho biết, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi đúng nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, quan trọng là giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường, đặc biệt là tăng thêm hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị đất canh tác... Do vậy, trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh sẽ hỗ trợ 2 hộ trong Đề án phát triển nông nghiệp bền vững và khoảng 10 hộ làm kinh tế tuần hoàn.

Trước đó, trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật cho 16 hộ nông dân trong tỉnh thực hiện mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn. Tùy theo điều kiện, mỗi gia đình có thể chọn chuỗi tuần hoàn khác nhau nhưng phải khép kín. Chăn nuôi có các đối tượng bò, heo, dê, lấy phân nuôi trùn quế, ủ phân hữu cơ và biogas, thu hoạch trùn quế làm thức ăn cho lươn, cá, gà, vịt. Phân trùn quế làm phân bón hữu cơ cho cỏ và rau, màu, trồng các loại cây ăn trái như mãng cầu xiêm, mít, cam, quýt…

Lợi ích của nông nghiệp tuần hoàn đã rõ, tuy nhiên việc áp dụng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhận thức của một số hộ nông dân chưa đầy đủ, thiếu vốn để triển khai… Do vậy, bên cạnh những chủ trương, chính sách đã có, nông dân tỉnh nhà rất cần những hỗ trợ và sát cánh của ngành nông nghiệp để không chỉ làm giàu cho bản thân và xa hơn là đóng góp vào mục tiêu phát triển nông nghiệp, một trong 4 trụ cột phát triển của tỉnh theo hướng xanh và bền vững.

Năm 2023, tỉnh dành khoảng 3 tỉ đồng hỗ trợ các mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong đó, tính luôn kinh phí Đề án phát triển nông nghiệp bền vững và kinh phí khuyến nông tỉnh. Tùy theo điều kiện, mỗi gia đình có thể chọn chuỗi tuần hoàn khác nhau nhưng phải khép kín. 3 nhóm mô hình như: Nhóm 1 gồm nuôi bò + trồng cỏ/cây ăn trái/rau màu + nuôi trùn quế + nuôi cá/lươn/vịt. Nhóm 2 gồm nuôi dê + ủ phân hữu cơ/biogas + trồng mít/mãng cầu xiêm + nuôi cá. Nhóm 3 là nuôi heo + biogas + ủ phân hữu cơ/nuôi cá + trồng mai/cây ăn trái.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
  • Đại dương đang bị ‘hút’ hết nước, thảm họa nào sẽ đến với Trái đất?
  • Điểm mặt những phụ gia độc hại 'tiềm ẩn' trong thực phẩm
  • Nước đóng chai có hại cho sức khỏe?
  • Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
  • Cặp sách chống gù lưng có thật như quảng cáo?
  • Phạt nặng Công ty TNHH Thương mại Bảo Sinh Đường do quảng cáo TPCN như 'thuốc' chữa bệnh
  • Cảnh báo về thứ 'chất độc tinh khiết' không nên lạm dụng
推荐内容
  • Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
  • Cảnh báo nguy hiểm: Bay mảng da dầu vì tóc cuốn vào động cơ ô tô
  • Loạt dịch bệnh từ lợn có thể lây sang người gây tử vong cao
  • Nhau thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khói bụi xung quanh ta
  • Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
  • Thu giữ lượng lớn đồ chơi trẻ em nhập lậu bán Tết Trung thu