【bong da anh ngoai hang】Tỷ giá những tháng đầu năm: Ổn định trong biến động
Điều hành hợp lý
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu |
Theo đánh giá của NHNN, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước đã ổn định. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, thị trường thế giới từ cuối năm 2016 có nhiều biến động do những tác động từ tình hình kinh tế, chính trị tại một số quốc gia lớn, tuy nhiên NHNN đã theo dõi sát diễn biến thị trường, từ đó công bố tỷ giá trung tâm phù hợp, theo đúng diễn biến tỷ giá thị trường thế giới nhưng vẫn đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ mà Chính phủ và Quốc hội đã đề ra. Nhờ đó, NHNN đã tiếp tục mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, tất cả nhu cầu ngoại tệ hợp pháp đều được đảm bảo.
Lí giải thêm về vấn đề trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay, sự trái chiều của diễn biến tỷ giá giữa NHNN và các ngân hàng thương mại là do trước đây, tỷ giá được NHNN niêm yết một mức trần nhất định, NHNN sẽ điều chỉnh tăng mức trần này ở một thời điểm nhất định, với mức độ nhất định, cách quãng xa nên khi điều chỉnh, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại sẽ chịu sức ép tăng đột ngột, gây biến động tỷ giá. Nay với cơ chế tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt hàng ngày, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh hàng ngày, tăng giảm với biên độ ngắn nên tránh được những cú sốc đột ngột, khiến “đường đi” của tỷ giá hài hòa, ổn định.
Có thể nói, đây là những kết quả rất tích cực trong việc điều hành tỷ giá của NHNN, bởi xét bối cảnh kinh tế trong nước và tình hình kinh tế, chính trị thế giới, tỷ giá đã, đang và sẽ chịu nhiều áp lực mạnh mẽ. Còn nhớ, vào cuối năm 2016, sự biến động của chính trường Mỹ với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã khiến tỷ giá USD “chao đảo” mạnh, tỷ giá tại các ngân hàng tại Việt Nam cũng biến động mạnh mẽ theo, nhưng bước sang đầu năm 2017, “mặc” tỷ giá thế giới tăng giảm mạnh, chỉ số USD Index (chỉ số đo lường đánh giá giá trị của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt) trồi sụt nhiều lần nhưng “đồ thị” tỷ giá tại Việt Nam vẫn khá đều đặn.
Xét về tình hình kinh tế trong nước, mối lo ngại lớn nhất được đặt ra là sự quay trở lại của tình trạng nhập siêu. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập siêu 2,7 tỷ USD, bằng 3,4% tổng kim ngạch XNK, xấp xỉ bằng mục tiêu Quốc hội đã thông qua (3,5%). Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng cũng tăng 1,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2016 (4 tháng năm 2016 là 1,62%). Điều này có thể gây áp lực về nguồn cung ngoại tệ tăng cao, nhưng theo các chuyên gia, nhờ có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, đạt mức kỷ lục hơn 40 tỷ USD mà NHNN đạt được vào năm 2016, những áp lực này đã được giảm đáng kể.
Áp lực luôn tiềm ẩn
Mặc dù tình hình thị trường ngoại hối trong nước có những kết quả khả quan, tạo tiền đề tích cực cho công tác điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2017, nhưng các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại khi áp lực lên thị trường ngoại hối còn rất nhiều, thậm chí đang có chiều hướng tăng mạnh hơn trong 6 tháng còn lại của năm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu dự báo, tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng từ 2-3%. Còn theo TS.Đinh Tuấn Minh, Giám đốc điều hành Công ty MarketIntello, tỷ giá từ nay đến cuối năm có thể tăng khoảng 1-1,5%. Tuy nhiên, VND sẽ không bị mất giá nhiều nhờ khả năng kiểm soát lạm phát thành công dưới 4% và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào của NHNN.
Nguyên nhân của đợt tăng mạnh này đến từ nhiều phía. Đầu tiên là áp lực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần trong các năm tiếp theo, với mục tiêu nâng lãi suất lên mức 3% vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó, nhập siêu ở mức độ lớn nếu không được cải thiện cũng sẽ tác động mạnh đến nguồn cung ngoại tệ, nhu cầu tăng cao sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Đặc biệt là xu hướng mất giá của đồng Nhân dân tệ sẽ tác động lớn lên tiền VND, thâm hụt thương mại của Việt Nam và Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD năm 2016.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Chính phủ quyết tâm giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,7% trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN phải chủ động phối hợp chặt chẽ trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư... để ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững; không chủ quan trong điều hành giá mà phải tính toán khoa học, hợp lý, vừa không gây lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Trong đó, theo phân tích của TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Chính phủ yêu cầu NHNN phải bảo đảm tăng tín dụng theo kế hoạch (khoảng 18%) để thúc đẩy tăng trưởng có thể khiến gia tăng lạm phát, khi thực tế những tháng đầu năm, lạm phát đã tăng. Lạm phát tăng sẽ đẩy đồng VND xuống giá, điều này sẽ đẩy tỷ giá ngoại tệ tăng cao. Do đó, nếu có thể kiểm soát lạm phát thành công dưới 4%, cùng với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào của NHNN, TS. Đinh Tuấn Minh cho rằng, VND sẽ không bị mất giá nhiều.
Xét cho cùng, với sự điều hành tỷ giá ổn định như hiện nay, NHNN đang góp phần tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bất cứ sự tăng trưởng nào cũng phải chấp nhận việc mất giá nào đó, mà ở đây, theo các chuyên gia là sự mất giá của tiền VND sẽ hỗ trợ tăng trưởng. Vì thế, một sự điều hành hợp lý sẽ là điều người dân, DN mong muốn NHNN tìm ra để ổn định kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
(责任编辑:La liga)
- ·Vietcombank lên đỉnh vốn hóa của thị trường
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp tân Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam
- ·Thủ tướng gặp mặt các tổ chức chính trị
- ·Không sử dụng vốn bảo lãnh chính phủ đầu tư Cảng hàng không Long Thành
- ·Cán bộ nhân viên Viettel quyên góp 10 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
- ·Thủ tướng ‘đặt hàng’ ngành hàng thuộc tốp đầu thế giới
- ·Lan toả tình yêu biển đảo cho học sinh, nhân dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh)
- ·Phê chuẩn bổ nhiệm ông Hồ Đức Phớc giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính
- ·Hà Nội yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm 100% người có triệu chứng nghi mắc COVID
- ·Sở Kế hoạch đầu tư TP Cần Thơ lười tiếp dân
- ·Thủ tướng: Lạng Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Thủ tướng tiếp các Đại sứ Malaysia và Armenia
- ·Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
- ·Thủ tướng quyết định công bố dịch Corona
- ·Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh, xuống còn 43,1% GDP
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2021
- ·Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm CH Liên bang Đức
- ·Sáu luật quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2020
- ·Giá vàng trong nước giảm “ngược chiều” với vàng thế giới
- ·Nhân sự mới Thanh tra Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao