【soi kèo đan mạch hôm nay】Kiến nghị xử lý hàng giả, nhận cái... “lắc đầu"
Năm 2019 tạo chuyển biến trong phòng, chống tội phạm, buôn lậu | |
Nỗi lo hàng giả, nhái “tấn công” dịp Tết | |
TPHCM: Triển khai kiểm soát chặt hàng giả, hàng lậu | |
Chợ điện tử tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái? | |
Bộ Quốc phòng mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả |
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa, sản phẩm. Ảnh: Quang Tấn. |
Doanh nghiệp bức xúc
Hợp tác xã miến Việt Cường (tỉnh Thái Nguyên) ra đời từ năm 2007 chuyên sản xuất miến mang thương hiệu Việt Cường. Với nguyên liệu là củ dong riềng sản xuất trên công nghệ hiện đại tại khu nhà xưởng và sân phơi rộng hàng nghìn mét vuông, sản phẩm đã được Hợp tác xã tiến hành đăng ký thương hiệu sản phẩm và nhãn hiệu bao bì cũng như chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đại lý, siêu thị và nhà phân phối lớn. Nhờ đó, sản phẩm miến Việt Cường được phân phối rộng khắp cả nước và được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Ba, Chủ nhiệm Hợp tác xã miến Việt Cường cho biết: Thị trường hiện đang xuất hiện sản phẩm với tên gọi Miến Việt Cường Đại Liên; sản phẩm có bao bì giống hệt, nhưng tên sản phẩm lại được DN sản xuất này khéo léo “lách” đi bằng cách ghi rất nhỏ tên Đại Liên trên bao bì, khiến người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn nếu không nhìn kỹ. Điều này khiến hàng hóa của Việt Cường tiêu thụ chậm lại, doanh thu có giảm, đáng ngại hơn là nhiều khách hàng đã gọi điện phản ánh với DN rằng sản phẩm không còn đảm bảo chất lượng như trước.
Trước tình hình nêu trên, lãnh đạo Hợp tác xã miến Việt Cường đã lên trình bày với các cơ quan chức năng nhờ giải quyết, nhưng đều nhận được cái “lắc đầu” do không có cơ sở để kết luận DN kia làm sai. Ông Nguyễn Văn Ba bức xúc, khi phản ánh thương hiệu bị làm nhái, bên cơ quan bảo hộ thương hiệu, Quản lý thị trường đều cho rằng bao bì có sai khác so với thương hiệu DN đăng ký nên không có cơ sở để xử phạt DN kia, trong khi rõ ràng, Luật DN đã quy định việc đặt tên DN không được gây nhầm lẫn với thương hiệu đã đăng ký, bảo hộ.
Khi được hỏi về việc tại sao DN không sử dụng phương thức quét mã vạch truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Văn Ba cho biết, cách này vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi người tiêu dùng – nhất là người tiêu dùng tại các vùng nông thôn, người lớn tuổi chưa có thói quen sử dụng. Do đó, đại diện DN này cho biết vẫn đang phải “sống chung với lũ” chứ chưa tìm ra cách nào để ngăn chặn hành vi làm nhái nêu trên.
Cần sự bảo vệ
Thực tế cho thấy, trường hợp của Hợp tác xã miến Việt Cường không phải là hiếm, bởi hiện nay, hàng nhái các thương hiệu trong nước và ngoài nước vẫn xuất hiện tràn làn trên thị trường. Do đó, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn bảo vệ các DN. Bên cạnh đó, các DN cũng phải chủ động ứng dụng các giải pháp để bảo vệ mình trước hàng giả, hàng nhái.
Nhiều DN cho biết đã đầu tư cho công nghệ bảo vệ sản phẩm trước hàng giả, hàng nhái với chi phí lên tới nhiều tỷ đồng. Nhiều biện pháp công nghệ cao được thực thi như tem xác thực, tem chống hàng giả kiểu mẫu mới, các công cụ quét mã vạch qua điện thoại thông minh... Hơn nữa, nhiều DN cho biết đã phải thay đổi sản xuất, thay đổi cách tiếp thị, phân phối nhằm tìm cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng thực chất và hiệu quả thông qua những buổi hội chợ, quảng cáo để giới thiệu, hướng dẫn cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng về việc phân biệt hàng giả, hàng nhái. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Hùng Thái cho hay, việc chống hàng giả, hàng nhái không chỉ từ phía các cơ quan chức năng mà cần sự vào cuộc của nhiều bên, DN phải chủ động để tăng hiệu quả, bảo vệ quyền lợi cho chính DN mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN vẫn còn rất thờ ơ với công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái nên càng tạo “đất sống” cho những mặt hàng này. Nhiều DN cho biết vì là DN nhỏ lẻ, doanh thu thấp, mặt hàng chưa thông dụng… nên chưa làm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, DN cần thay đổi tư duy, phải tập trung đầu tư vì đây chính là bảo vệ hoạt động kinh doanh của DN.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Ba kiến nghị, các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ DN, pháp luật cần sự hoàn thiện, nếu không sẽ như hành động “tiếp tay” cho hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái. Hơn nữa, không chỉ DN, cơ quan quản lý mà người tiêu dùng cũng cần nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu, chất lượng sản phẩm để hạn chế bị lợi dụng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Lee Seung Gi trả giá vì cưới vợ tai tiếng
- ·Giá dầu tiếp tục tăng lên trong phiên sáng 9/3
- ·Giá thép đồng loạt giảm sau một thời gian dài tăng mạnh
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Vấn đề Phòng vệ thương mại trong EVFTA và những câu hỏi thường gặp
- ·Tổng thống Trump đã ký tắt thỏa thuận thương mại Mỹ
- ·Cuốn sách nghệ sĩ piano lừng danh Yamashita Yosuke khuyên đọc
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Chứng khoán 30/9
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Chính phủ Anh từ chối tiếp tục gia hạn Brexit sau thất bại bỏ phiếu lần thứ 2
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày 27/4: Cả 3 miền đồng loạt tăng 1.000
- ·Mọi hành vi sử dụng bạo lực đều phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/4: Gạo nguyên liệu ổn định
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày 14/3/2022 thu mua trong khoảng 51.000
- ·Giá dầu thế giới giảm trong phiên chiều ngày 28/3
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·TPHCM: 4 tháng cuối năm còn phải thu trên 112.000 tỷ đồng thuế