【tỷ số youngboy】Vượt thách thức, vươn mình phát triển
Trong gian khó,ượtthchthứcvươnmnhphttriểtỷ số youngboy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Tỉnh vẫn nỗ lực, chủ động và linh hoạt trong các chiến lược điều hành, sản xuất, từng bước khôi phục hoạt động, giữ vững niềm tin vào tương lai và vận hội mới của kinh tế Hậu Giang.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT (thứ 6 từ trái sang); ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 8 từ trái sang), cùng các đại biểu thực hiện nghi thức xuất khẩu tôm đầu năm 2021 tại Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang.
Mạnh mẽ và linh hoạt trước thách thức
Những ngày cuối năm tại Công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh, không khí làm việc hối hả và khẩn trương vẫn bao trùm các phân xưởng. Sau những cánh cửa mở rộng để đón ánh sáng và không khí thoáng đãng ùa vào nơi sản xuất, những công nhân may đang miệt mài và tập trung cao độ cho phần việc của mình. Mỗi người đều ý thức rằng tốc độ mỗi khâu được đẩy lên sản phẩm sẽ nhanh hoàn thiện, bắt kịp tiến độ giao hàng, đồng nghĩa giữ vững được uy tín của doanh nghiệp mình và bù đắp lại cho khoảng thời gian ngưng trệ.
Từ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, trước khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu và đầu ra sản phẩm, công ty từng chuyển qua sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ, dù giảm lao động nhưng cơ bản duy trì sản xuất. Đối với ngành cần số lượng công nhân lớn như may mặc, con người là yếu tố quan trọng nhất. Năm nay, khi 100% lao động được tiêm vắc-xin đầy đủ cộng với áp dụng quản lý chặt chẽ theo từng vị trí làm việc, nơi đỗ xe và ăn uống để đảm bảo an toàn khi sản xuất, ông Lê Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, cho biết: “Sắp tới, công ty sẽ phối hợp với tỉnh mở 7 lớp đào tạo nghề ngay tại nơi làm việc, hợp tác tuyển dụng để nhanh chóng lấp đầy số lượng 1.600 công nhân theo nhu cầu và có thể bắt tay ngay vào việc”.
Toàn cảnh đón tàu nước ngoài tải trọng 13.000 tấn chở thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng cập cảng Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang.
Còn đối với ngành hàng hải, điểm nút quan trọng trong lưu thông và phân phối hàng hóa của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tuy không sử dụng nhiều công nhân nhưng hoạt động cảng không thể bị ngưng trệ một ngày nào kể cả dịp lễ, tết hay ảnh hưởng của giãn cách xã hội. Theo ông Võ Thanh Phong, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng hải Hậu Giang (VIMC Hậu Giang), dù chặng đường 2020-2021 không hề bằng phẳng với các doanh nghiệp nói chung và VIMC Hậu Giang nói riêng, nhưng công ty xác định vẫn tập trung đầu tư cho phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kết nối hoạt động vận tải - cảng biển - dịch vụ logistics. Lắp đặt, đưa vào sử dụng cần cẩu hiện đại và các kho hàng ở vị trí thuận lợi. Năm 2021, điểm sáng là cảng đã đón 5 tàu tải trọng từ 10.000-13.000 tấn vận chuyển thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng không qua trung chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu sự phát triển trong chuyển dịch cơ cấu hàng hóa và mở ra cơ hội hợp tác phát triển các tuyến vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước.
Tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang, bài toán đặt ra còn là đưa hàng hóa đi theo tiến độ đã cam kết với đối tác trong bối cảnh nhiều ảnh hưởng làm biến động số lượng công nhân. Do đó lãnh đạo công ty xác định phải quan tâm cải thiện thu nhập, đãi ngộ cho lực lượng này trong lúc khó khăn nhất để họ an tâm và gắn bó cùng với doanh nghiệp. Thực tế mức lương trung bình của công nhân trong thời gian thực hiện “3 tại chỗ” tăng lên mức 11,5-12 triệu đồng/tháng (bình thường chỉ từ 7-9,5 triệu đồng/tháng) được đảm bảo nơi ăn, ở và môi trường làm việc an toàn. Từ đầu tháng 7-2021 chỉ có 23% công nhân đi làm nhưng sau đó con số này đã tăng lên hơn 65%.
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, chia sẻ: Nhờ nỗ lực giữ vững nhịp sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng mà trong giai đoạn khó khăn nhất trong năm (quý III/2021), kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Minh Phú - Hậu Giang đạt khoảng 68 triệu USD, sản lượng đạt hơn 5.470 tấn, góp phần đưa sản lượng trong 9 tháng lên mức 15.624 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 183 triệu USD, tăng 11,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Minh Phú vẫn nỗ lực thực hiện các giải pháp sản xuất kinh doanh để thực hiện hoàn thành các đơn hàng cũng như kế hoạch đề ra.
Sẵn sàng đón cơ hội mới
Để lại phía sau những khó khăn, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đang tăng tốc cũng như xây dựng kế hoạch dài hơi cho tương lai. Trong số đó có Công ty TNHH MTV Masan Hậu Giang với nhiều dự định mở rộng sản xuất mang tính bước ngoặc trong năm 2022. Ngoài lắp đặt thêm một dây chuyền hiện đại sản xuất nước mắm đóng chai, còn có thêm hai dây chuyền sản xuất mì, sữa cùng một kho trung tâm được xây dựng ở Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1. Tổ hợp sản xuất thực phẩm - đồ uống Masan Hậu Giang có diện tích 10ha vừa khánh thành năm 2021 là công trình chiến lược trong đầu tư và mở rộng hệ thống sản xuất của Masan Consumer (Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan), khai thác tối đa vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Hậu Giang và thị trường các tỉnh, thành lân cận.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh tại nhà máy, Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang thông tin đang phối hợp cùng tỉnh tuyển dụng từ 3.000-5.000 lao động. Bên cạnh đó, công ty cũng đã thiết kế dự án khu nhà ở dành cho khoảng 7.500 công nhân sẽ sớm trình với tỉnh để quy hoạch và xây dựng tại thị trấn Mái Dầm cách nơi sản xuất khoảng 5km với đầy đủ trường học, bệnh xá cùng nhiều tiện ích khác. Trước đó, một số doanh nghiệp khi đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh đã dành nguồn vốn đầu tư không nhỏ vào các khu nhà ở chuyên gia, công nhân với số lượng từ vài trăm cho tới gần 1.000 người, như Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam, dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ngoài ổn định cuộc sống, đảm bảo phúc lợi cho công nhân, giải pháp này còn phát huy tác dụng trong tình huống cần chuyển đổi mô hình sản xuất như khi tình dịch bệnh diễn biến phức tạp vừa qua.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng bước khôi phục và vươn mình sau đại dịch, tỉnh Hậu Giang luôn chủ động hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cùng với đó là triển khai đầy đủ và kịp thời các chính sách của Chính phủ hướng đến phục hồi sản xuất cũng như sát cánh cùng doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động.
Song song đó, Hậu Giang cũng chuẩn bị bước đệm quan trọng cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo, bao gồm hoạt động thu hút đầu tư vào công nghiệp - lĩnh vực được xác định là trụ cột trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2025. Tỉnh đang xây dựng đề án phát triển các khu công nghiệp, bao gồm 2 khu công nghiệp hiện hữu và thành lập thêm 7 khu công nghiệp tập trung phần lớn tại huyện Châu Thành và Châu Thành A. Tuy mới là bước đầu nhưng đã có 5 nhà đầu tư đến tìm hiểu các vị trí và mong muốn rót vốn đầu tư hạ tầng. Đây là tín hiệu đáng mừng, kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ “nút thắt” trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian qua.
“Ngoài thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, tỉnh sẽ dành nguồn lực để tạo quỹ đất sạch cho khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng, lập đề cương cho đề án, tỉnh lưu ý các ban, ngành bám sát với hiện trạng, đánh giá đúng hiệu quả đầu tư và tiềm năng mà các khu công nghiệp mang lại. Xác định các nhóm ngành nghề phù hợp với từng địa phương và gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị - dịch vụ để phát triển đồng bộ và tăng hiệu quả trong thu hút đầu tư”, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh.
Với sự đồng lòng, trợ lực kịp thời của tỉnh, bản lĩnh của doanh nghiệp tìm được “cơ” trong “nguy” và nhiều bài học quý tích lũy qua thời gian khó khăn sẽ là hành trang để doanh nghiệp vững bước trên chặng đường sắp tới, đưa kinh tế Hậu Giang vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa…
Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện đạt 28.238 tỉ đồng, tăng 5,88% so với cùng kỳ. Tại các khu, cụm công nghiệp tập trung của Tỉnh năm qua cũng thu hút 13 dự án mới và mở rộng, với tổng số vốn đăng ký là 1.630 tỉ đồng, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung là 73 dự án. Trong đó, có 71 dự án sản xuất kinh doanh, 12 dự án đầu tư nước ngoài và 2 dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng, tổng mức thu hút đầu tư trong nước là 74.709 tỉ đồng, ngoài nước là 3.802,5 triệu USD. |
THIÊN TRANG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tài xế Mai Linh bị đánh sức khỏe xấu phải sang viện Việt Đức điều trị
- ·Hội Cựu TNXP huyện Chơn Thành nhất hội thi “Mãi mãi tuổi xanh”
- ·Thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống cháy rừng
- ·Tin vắn ngày 11
- ·Đã hỗ trợ hơn 20 nghìn tỷ đồng cho người dân ảnh hưởng bởi dịch COVID
- ·Công nhận 17/63 sáng kiến cấp tỉnh của khối sở, ban, ngành, đoàn thể
- ·Những vụ bê bối môi trường của Formosa
- ·Sự thật về "Đông trùng Hạ thảo"
- ·Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2018
- ·Nơi cơn lốc đi qua
- ·Hà Nội lệnh dẹp loạn hàng xách tay, hàng loạt shop bị sờ gáy
- ·Chơn Thành: Vi phạm trong thi công cống thoát nước QL13
- ·Một thương binh vượt khó
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chiến dịch tình nguyện hè 2016
- ·Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, tạo động lực phát triển đất nước
- ·70 phần quà tặng bệnh nhân nghèo
- ·Tin vắn ngày 2
- ·Tìm lại bình yên
- ·Vĩnh Phúc: Cần xử lý nghiêm nhóm người xăm trổ ngang nhiên đập phá, hành hung nhân viên CLB KTV
- ·Thiệt mạng do qua đường bất cẩn