【nhận định chivas】Mẹ chồng đòi sở hữu nhà của con dâu, đuối lý nhận câu trả lời bất ngờ
"Khi bố mẹ mua cho tôi một căn nhà, họ đã đặt vào đó một ý nghĩa là dù có chuyện gì xảy ra, đó là nơi ẩn náu của tôi, là nhà của chính tôi. Bất cứ lúc nào, chỉ cần có một mái nhà để về, không có gì làm tôi sợ hãi được.
Tôi hiểu tâm ý của bố mẹ. Tôi hiểu rõ rằng dù lấy chồng hay không thì mình cũng phải có nhà riêng, để không bao giờ phải chịu cảnh không nhà, không phụ thuộc vào người khác.
Khi tôi lấy chồng, ngôi nhà này trở thành của hồi môn. Tôi luôn tâm niệm, nếu hôn nhân của tôi hạnh phúc, ngôi nhà này sẽ để lại cho các con tôi. Nếu tôi lấy chồng mà bất hạnh, thì ngôi nhà là nơi ẩn náu của riêng mình.
Chồng tôi thường nói đùa rằng tôi coi trọng ngôi nhà hơn anh ấy, nhưng tôi mặc kệ. Anh ấy cần hiểu rằng đó là hai chuyện tách bạch nhau. Tôi đối xử rất tốt với chồng, chăm sóc anh ấy rất chu đáo, nhưng nhà của tôi là nhà của tôi. Anh ấy tôn trọng điều đó. Tôi đã nghĩ gia đình chồng cũng sẽ tôn trọng quan điểm của tôi như chồng tôi đã làm, nhưng không. Sau khi tôi sinh con, mẹ chồng bắt đầu đánh tiếng nói đến chuyện ngôi nhà, theo bà là đang có điểm chưa hợp lý.
Đầu tiên bà tình nguyện đến chăm tôi ở cữ và chăm cháu. Tôi cứ ngỡ mình đã gặp được một người mẹ chồng tốt. Nhưng không lâu sau, mẹ bắt đầu rào đón điều kiện: "Bố mẹ không có nghĩa vụ phải trông cháu. Vì mẹ đã giúp trông cháu, con nên đưa phần hồi môn của con cho mẹ, như vậy mẹ mới thấy công bằng và sự giúp đỡ của mẹ còn có ý nghĩa".
Tôi hỏi lại bà ngay: "Nói như mẹ thì, mẹ chồng giúp trông cháu là đòi con dâu nhà ạ? Lỡ con dâu không có nhà thì sao? Ép cô ấy mua nhà mới cho mẹ chồng hay sao ạ?".
Mẹ chồng tôi bắt đầu vào câu chuyện: "Con dâu không có nhà, mẹ chồng đương nhiên không đòi hỏi. Nhưng trong nhà này, con lại có nhà, nên không thể xem như là không có. Ngay cả khi mẹ không giúp con chăm sóc cháu, mẹ vẫn là mẹ chồng con, và của hồi môn của con vẫn phải đưa cho mẹ. Từ ngày con bước chân vào nhà chồng thì ngôi nhà đấy không còn là của riêng con rồi".
Có lý nào lại như thế? Mẹ chồng đang muốn thôn tính tài sản của tôi nhưng tôi lại không muốn để cho bà được toại nguyện. Tôi bảo tôi có thể đưa tiền cho bà nhưng không bao giờ đưa nhà: "Nếu mẹ cứ nhất định nghĩ đến nhà của con thì con thà ly hôn. Mẹ trông cháu cho con, con trả mẹ tiền nếu mẹ muốn thù lao tương ứng. Còn ngôi nhà chắc chắn là không được, đó là nơi dung thân nửa đời người của con, và nó có ý nghĩa rất lớn đối với con".
Tất nhiên mẹ chồng lập tức vin vào đó nói tôi là con dâu mất dạy, coi mẹ chồng như osin, đòi trả công cho mẹ chồng tương xứng. Bà cũng nói rằng bà không có nghĩa vụ trông con cho tôi, nên đã vậy thì tôi tự lo đi.
Tôi không muốn cãi nhau với bà nên lập tức để bà đi. Sau đó tôi gọi cho mẹ tôi.
Mẹ tôi định giải quyết chuyện với bà thông gia nhưng tôi ngăn lại: "Con hiểu tâm ý của mẹ chồng rồi, không cần phải cãi nhau thêm, có gay gắt cỡ nào cũng không thay đổi được bản chất con người. Sau này ra sao sẽ tùy cách chồng con đối xử với con, nếu anh ấy đối tốt với con, con sẽ đối tốt lại. Nếu anh ấy tồi tệ, con sẽ ly hôn".
Tính tôi từng rất nóng nảy. Nếu ai làm tôi không vui, tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi họ cầu xin và thừa nhận thất bại. Nhưng sau khi có con, tôi đã thay đổi, và may mắn thay, tôi không trở thành người mà tôi ghét.
Tôi nghĩ mình đã trưởng thành hơn. Tôi không thể trút giận lên chồng chỉ vì mẹ chồng đối xử tệ với mình. Chỉ cần anh ấy tiếp tục đối xử tốt với tôi thì tôi có thể đối xử khác với mẹ của anh ấy. Tôi nghĩ không nên nhầm lẫn giữa quan hệ vợ chồng và quan hệ mẹ chồng - con dâu. Điều tôi nên chú trọng là tình cảm vợ chồng.
Mọi người luôn phải cho mình một chút hy vọng. Nếu tức giận rồi phá hủy mọi thứ, cuối cùng phải gây dựng lại thì đó cũng là mất mát và hơi hụt hẫng phải không?".
Nhiều người dùng mạng xã hội sau khi nghe xong câu chuyện của nàng dâu cho rằng nếu bạn cũng rơi vào hoàn cảnh này, cách xử lý của cô ấy cũng đáng để bạn tham khảo:
"Hãy học hỏi cả cách nghĩ trưởng thành của cô ấy, đừng nhầm mối quan hệ vợ chồng với mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Bạn không thể hủy hoại tình cảm vợ chồng bởi vì mối quan hệ giữa mẹ chồng - con dâu không được tốt. Điều đó không cần thiết", "Nếu bạn có được người đàn ông thực lòng yêu thương mình, ủng hộ mình ở bên cạnh, hãy đối tốt với anh ấy và với cả người thân của anh ấy dù bạn và họ có thể có những suy nghĩ không tương đồng. Chỉ là, bạn sẽ vẫn giữ nguyên tắc của mình và theo đuổi những gì bạn cho là đúng".
Một số ý kiến cho rằng nàng dâu nói chuyện với mẹ chồng có vẻ hơi nặng nề nhưng số khác lại nhận định: Nếu cô ấy không hành xử thẳng thắn và kiên quyết như thế, khó lòng dập nổi một chữ tham.
Theo Dân trí
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Diễn đàn Kinh tế báo chí 2023
- ·Tiếp sức đến trường cho học sinh vùng sâu, vùng xa ở Đồng Phú
- ·177 phần quà tặng trẻ em hoàn cảnh khó khăn
- ·Bộ tiêu chí lựa chọn SGK lớp 1 từ năm học 2020
- ·Vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo nóng
- ·Thị đoàn Bình Long tổ chức 9 chiến dịch thanh niên tình nguyện
- ·Thực hiện báo cáo thống kê giáo dục kỳ đầu năm học
- ·Ngành giáo dục Đồng Xoài thiết thực sẻ chia phòng, chống dịch
- ·Hà Nội xử phạt 7.334 cơ sở vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
- ·Bế giảng lớp bồi dưỡng lãnh đạo Quản lý cấp Sở và tương đương
- ·Nâng cao hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững
- ·Tuổi trẻ Tân Hưng chung sức đổi mới nông thôn
- ·Kỹ năng tự lập cho học sinh tiểu học
- ·Tiếp sức đến trường cho học sinh vùng sâu, vùng xa ở Đồng Phú
- ·Điều chỉnh lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ
- ·Tuổi trẻ Hớn Quản tiến bước dưới cờ Đảng
- ·Bảo đảm an toàn cho học sinh trở lại trường
- ·Bình Phước tiếp tục cho học sinh các cấp được nghỉ học thêm 1 tuần
- ·Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát về an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng
- ·Huy động các nguôn lực đầu tư phát triển giáo dục