【ket qua tran nhat ban】Lên rừng tìm ong bán kiếm tiền, người đàn ông bị rắn hổ chúa tấn công
Nạn nhân bị rắn cắn là người đàn ông 30 tuổi (trú tại Bà Rịa Vũng Tàu). Vợ của anh cho hay sáng 26/6,ênrừngtìmongbánkiếmtiềnngườiđànôngbịrắnhổchúatấncôket qua tran nhat ban anh lên rừng bắt ong để bán, kiếm tiền mua sữa cho hai con nhỏ. Khoảng 9h, anh trở về nhà, không tìm được ong nhưng mang theo một con rắn đã tấn công mình. Nạn nhân và gia đình không biết đây là loại rắn gì, có độc hay không.
Một lúc sau, người đàn ông chóng mặt, tay sưng phù, đau nhức, không cử động được, mắt mờ, nằm mệt. Người vợ phải gọi cho mẹ chồng để mượn tiền chuyển anh đi Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa Vũng Tàu).
Tại đây, bệnh nhân bị suy hô hấp. Do diễn tiến nặng và không có huyết thanh kháng độc rắn nên bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp rồi chuyển lên TP.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Khánh, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sụp mi, sức cơ tứ chi yếu 0/5, bóp bóng nội khí quản, vết rắn cắn ở cổ tay trái. Quan sát con rắn người nhà mang theo, bác sĩ xác định anh đã bị rắn hổ chúa cắn gây nhiễm độc thần kinh, liệt cơ.
Rắn hổ chúa nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhóm IB.
Sau khi hội chẩn và thống nhất ý kiến từ chuyên gia chống độc, bác sĩ quyết định truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đa giá cho người bệnh. Đây là huyết thang kháng độc của rắn hổ đất, hổ chúa, cạp nong, cạp nia. Sau đó, sức cơ bệnh nhân cải thiện ở mức 1,5 đến 2/5.
Tuy nhiên, vết cắn vẫn sưng nề từ bàn tay lên cánh tay, vai, lan rộng 1/3 ngực trái. Các bác sĩ quyết định dùng thêm 5 lọ huyết thanh kháng độc rắn.
Sau 24 giờ bị rắn cắn, người bệnh đã tỉnh táo, được cai máy thở, sức cơ hoàn toàn bình phục. Vết rắn cắn vẫn sưng nề nhưng không tăng thêm. Hiện, tình hình sức khỏe của người bệnh cải thiện, nằm hồi sức và theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch. Nếu sau 48-72 giờ, tình hình ổn định, bệnh nhân có thể diễn tiến tốt.
“Khi gia đình mang theo con rắn, chúng tôi nhận diện được rắn hổ chúa nên đã nhanh chóng dùng huyết thanh đa giá, xử trí và truyền kịp thời cho người bệnh”, bác sĩ Khánh nói.
Theo bác sĩ Khánh, khi bị rắn hổ chúa cắn, nạn nhân có thể đối mặt với các tình trạng: nhiễm độc thần kinh gây suy hô hấp, liệt cơ; rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể ngưng tim; nhiễm trùng, nhiễm độc nặng vết cắn gây choáng, có thể phải lọc máu.
Vợ của bệnh nhân cho hay gia đình hiện rất khó khăn, chồng không có bảo hiểm y tế, ngay cả tiền đi viện cũng phải nhờ bố mẹ giúp đỡ. Tai nạn xảy ra khi chồng mưu sinh kiếm tiền nuôi con. Khi nghe tin sức khoẻ chồng có cải thiện, chị rất xúc động và gửi lời cảm ơn các y bác sĩ.
Bác sĩ Khánh khuyến cáo người dân không nên chủ động đánh bắt rắn vì có thể không xác định được rắn độc hay không, gây nguy hiểm cho bản thân. Trường hợp bị rắn cắn, vết thương sưng nề, người dân nên khẩn cấp vào cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và xử trí.
Việc xác định loại rắn tấn công rất quan trọng cho chẩn đoán. Nếu bắt được con rắn, bệnh nhân nên mang vào bệnh viện để bác sĩ xác nhận, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nhập viện khẩn chỉ sau một vết cắn của loài rắn 'đáng sợ nhất'
Vào mùa mưa, số lượng người dân bị rắn độc cắn thường có xu hướng tăng lên. Trong đó, rắn hổ mang chúa được xem là nguy hiểm nhất.(责任编辑:Thể thao)
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Thắt chặt an ninh, hạn chế tối đa chậm
- ·130 doanh nghiệp được tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm
- ·Ổn định cuộc sống nhờ cam sành
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·400 gian hàng tham gia Hội chợ Nông nghiệp và Thương mại vùng ĐBSCL 2018
- ·Chung tay dệt lưới an sinh
- ·Tháng 9
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Lấy chất lượng con giống làm “thương hiệu”
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Tập huấn sử dụng điện an toàn và tiết kiệm
- ·Thay đổi cách cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- ·Xử lý dứt điểm nợ xấu
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Ngăn chặn căn bệnh 'bị lãng quên'
- ·Chị Nguyễn Bích Thuỷ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- ·Triển vọng từ nuôi tôm tích lồng
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Đã xử phạt vẫn khai thác trái phép đất mặt